.
.

8 kỹ năng đàm phán giúp bạn luôn đạt được mục tiêu


Nếu bạn thường xuyên thấy mình không hài lòng trong các cuộc đàm phán, có thể là với khách hàng, đồng nghiệp, đối tác…, bạn dễ trở nên chán nản và mất niềm tin vào bản thân. Nhưng hãy bình tĩnh, vì phần lớn mọi người không đánh giá đúng khả năng đàm phán của mình, nói chính xác là họ thường nghĩ mình không giỏi thương lượng. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Chỉ cần áp dụng thuần thục 8 bí quyết sau đây, hầu như bạn sẽ không thất bại trước bất kỳ cuộc đàm phán nào.

Logo-1200-careerlink (3)

 

Đừng chỉ tập trung vào “chiến thắng”

Đàm phán không phải là cạnh tranh, đó là một sự hợp tác. Nếu bạn nghĩ đó là “chiến thắng” bạn sẽ chỉ tập trung đến việc đánh bại họ, và nếu bạn làm điều đó, khả năng thất bại sẽ cao hơn. Vì không ai muốn là người thua cuộc cả!

Vì vậy, hãy cho đối tác biết bạn muốn đi đến một giải pháp công bằng nhằm đem đến lợi ích cho cả hai bên.

Đặt câu hỏi mở

Bạn không cần phải nhận những câu trả lời đơn giản “Có” hoặc “Không”, bạn cần làm cho đối phương cởi mở. Hãy làm điều này bằng cách bắt đầu đàm phán với các câu hỏi mở. Chẳng hạn, Kỳ vọng của anh/chị từ thỏa thuận là gì? hoặc Bạn có ý tưởng bổ sung nào để cho sự hợp tác này có lợi hơn không?… Chúng sẽ giúp bạn có được sự tin tưởng, cũng như tạo cơ hội cho đối phương chia sẻ những mối quan tâm của họ một cách rõ ràng.

Có được sự tin tưởng của họ, bạn sẽ nhanh chóng đạt được thỏa thuận.

Hãy chuẩn bị để từ bỏ một thứ gì đó

Bạn sẽ không đạt được mọi thứ mà bạn muốn. Do đó, đừng cứng nhắc hoặc quá cầu toàn. Tốt nhất, hãy xác định trước yếu tố nào có thể linh hoạt thay đổi. Chẳng hạn, các tin đăng việc tìm người tại Hà Nội hoặc TPHCM có mức lương không như mong đợi nhưng bạn có thể chấp nhận nếu nhà tuyển dụng có phúc lợi tuyệt vời. Hoặc nếu giao dịch với một nhà cung cấp, bạn có thể chấp nhận trả mức giá cao hơn cho hàng hóa của họ, nếu họ đưa ra các điều khoản thanh toán tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Đưa ra đề nghị đầu tiên

ST-CL-1

Trong các cuộc đàm phán về tiền lương hoặc giá cả khác, hầu hết mọi người sẽ đợi đối phương nói trước. Đây là một sai lầm. Khi bạn thực hiện nước đi đầu tiên, bạn đang tạo cho mình lợi thế “sân nhà”.

Con số đầu tiên được đề cập thường là con số mà người ta căn cứ vào đó để tiếp tục cuộc thương lượng. Đừng ngại là người nói trước và kiểm soát tình hình bằng cách đưa ra yêu cầu của mình. Hầu hết các hợp đồng sẽ kết thúc gần với con số đầu tiên đó.

Lắng nghe để tránh sự hiểu lầm

ST-CL-2

Trong quá trình thương lượng, việc hiểu sai thường xảy ra vì mỗi bên đánh giá sự việc từ quan điểm của mình. Điều này có thể dẫn đến xung đột hoặc bất đồng.

Mỗi khi có bất đồng hoặc bạn nhìn thấy vẻ mặt bối rối của đối phương, hãy yêu cầu họ lặp lại các thỏa thuận. Hãy lắng nghe thận trọng vì điều này sẽ cho phép bạn hiểu rõ quan điểm của họ.

Thông thường, trong cuộc đàm phán mọi người sẽ ít thực sự lắng nghe bên kia. Khi bạn lắng nghe những gì đối phương đang thực sự nói, bạn sẽ tìm ra cách để đi đến một giải pháp phù hợp với cả hai bên.

Tạo khoảng lặng

Tạo khoảng lặng trong cuộc đàm phán có thể là vũ khí bí mật của bạn vì nó khuyến khích bên kia lên tiếng hoặc hạ nhiệt khi mọi thứ “nóng” lên.

Bạn đã bao giờ được cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ, và người bán cứ nói liên hồi, đến mức bạn thấy mệt mỏi và bỏ luôn ý định mua hàng? Hãy thoải mái với sự im lặng, và khi đó khả năng bạn thắng trong cuộc tranh luận, bán được sản phẩm hoặc được nhượng bộ sẽ tăng lên rất nhiều.

Phát huy trí thông minh cảm xúc

Trí thông minh cảm xúc cho phép bạn luôn tỏ ra điềm tĩnh và tích cực, thể hiện sự đồng cảm và ngăn bạn bị phân tâm. Nó cũng giúp bạn giải quyết vấn đề và trở thành một người dễ mến hơn.

Ai cũng thích làm việc với một người thân thiện. Đây là điều hiển nhiên nhưng thường bị lãng quên. Nếu thời gian cho phép, hãy xây dựng mối quan hệ với đối tác trước, bằng cách tìm hiểu họ đồng thời tìm kiếm một số sở thích chung. Người ta thường khó nói “không” với người mình thích.

Nói ngắn gọn nhưng “có trọng lượng”

Nói huyên thuyên suốt buổi họp trong khi những người khác nhìn chằm chằm vào bạn với vẻ bối rối là điều đưa bạn đến thất bại nhanh nhất. Do vậy, hãy nhớ nói ngắn gọn với những khoảng dừng cần thiết và khiến đối tác tập trung vào chủ đề. Dù bạn nói gì, hãy đảm bảo rằng bạn làm điều đó với cảm giác nhiệt tình và tính thuyết phục. Mặt khác, nếu đối phương đang nói, hãy cố gắng đáp lại ngắn gọn bằng những cụm từ như “Được rồi”, “Tôi hiểu”, “Đúng vậy”.

Đó là những chi tiết nhỏ nhưng chúng giúp bạn tạo ấn tượng và đáng tin cậy hơn trong mắt đối phương.

Kiều Giang



Bài viết cùng chuyên mục