Cùng điểm danh những món ăn được chị em “đua nhau” làm và “trà bài” trong tuần qua nhé!
1. Tranh sơn dầu bằng đậu xanh – Hơn 2000 lượt yêu thích
Tác giả: Trần Bảo Ngọc
Group: Phố bánh và Dụng cụ làm bánh
Thật không thể tin nổi bức tranh này được làm từ chính đậu xanh với màu sắc tự nhiên 100%.
Cận cảnh bức tranh vẽ bằng hoa đậu xanh siêu đẹp
2. Kẹo Marshmallow nam việt quất – 1.900 lượt yêu thích
Tác giả: Phuong Hoa Viet Nam
Group: Phố bánh và Dụng cụ làm bánh
Công thức:
Nguyên liệu:
– Nam việt quất tươi xay nhuyễn với 30ml nước lọc qua rây cho mịn (với loại trái cây nhiều nước như dứa thì không cần cho thêm nước): 160gr
– Đường cát trắng: 170gr
– Corn syrup: 80gr
– Corn syrup: 100gr
– Gelatine lá: 17.5gr
– Nhiệt kế dài
– Bột bắp chín làm bột áo (bột bắp cho vào rang chín với lửa nhỏ, nếm thử bột nếu thấy tan trong miệng là bột đã chín)
– Khuôn vuông nhỏ, chữ nhật hoặc sử dụng hộp chịu được nhiệt
– Giấy nến
Cách làm:
– Cho nam việt quất xay với đường cát và 80gr corn syrup vào nấu với lửa nhỏ (không cần khuấy) đến khi hỗn hợp đạt đến ngưỡng 110 độ C (trong quá trình đun luôn sử dụng nhiệt kế đi kèm để biết được chính xác nhiệt độ mình cần).
– Gelatine lá gỡ rời cho vào tô nước ngâm có đá lạnh đến khi Gelatine mềm thì vớt ra vắt ráo nước (mọi người lưu ý lá gelatine phải mềm mới được nha!)
– Cho lá gelatine vào thố chịu nhiệt, dùng máy đánh trứng vừa đánh vừa từ từ đổ hỗn hợp nước đường trái cây vào đánh chung.
– Đổ 100gr corn syrup còn lại vào đánh cho hỗn hợp đồng nhất.
– Máy chuyển qua đánh tốc độ lớn cho kẹo có độ xốp và giúp gelatine được hoà tan hoàn toàn.
– Đánh đến khi thấy hỗn hợp chuyển màu nhạt 1/2 so với lúc đầu.
– Nhấc que đánh thấy hỗn hợp sệt và sánh, nhỏ xuống chậm là đạt.
– Đổ kẹo vào khay chống dính vỗ nhẹ cho kẹo được dàn đều và ra hết bọt khí to.
– Đợi kẹo nguội cho cả khay vào ngăn đá 4h.
– Sau một ngày lấy khay kẹo ra cầm giấy nến nhấc kẹo ra khỏi khuôn.
– Mặt phẳng, dao cắt và tay đều sử dụng bột bắp để chống dính (lúc gỡ giấy nến ra kẹo sẽ dính nhé nên gỡ từ từ không nên nóng vội).
– Kẹo cắt thành viên to nhỏ theo ý thích, cho kẹo lăn qua bột bắp để chống dính.
Chống dính cho vật đựng:
– Đo chiều dài và chiều cao của vật đựng (chiều cao và chiều dài đều cắt dư ra 1cm) 1 bên cạnh dài cắt răng cưa lớn cách nhau 2cm.
– Cắt 1 miếng giấy bằng diện tích đáy của vật đựng.
– Lót giấy nến vào cạnh xung quanh cho bằng cạnh trên, phần răng cưa quay xuống dưới xếp nằm xuống đáy.
– Tấm giấy lót đáy đặt lên trên ta có được vật đựng chống dính hoàn chỉnh.
Cảm quan:
– Kẹo xốp nhẹ khô ráo, có độ đàn hồi tốt
– Kẹo tan ngay khi vào trong miệng
– Kẹo có vị ngọt vừa miệng, vị chua nhẹ của nam việt quất
– Mùi thơm đặc trưng của trái cây
Bảo quản:
– Từ 1-2 tuần trong nhiệt độ thường (tùy thuộc thời tiết nóng hay lạnh)
Lưu ý:
– Sử dụng trái cây có vị chua làm kẹo sẽ gia tăng thêm nhiều sự lựa chọn và không có cảm giác quá ngọt ngào
– Trái cây tham khảo:
Kiwi
Xoài nha trang
Dứa
Phúc bồn tử
Nam Việt quất…
Hoặc mọi người có thể sử dụng trái cây ngọt nếu bé không thích vị chua:
Chuối
Xoài
Kiwi vàng
Cherry
Nho…
3. Tráng bánh cuốn bằng chảo ngon – 1.300 lượt yêu thích
Tác giả: Ngọc Bích
Group: Bếp Việt Xa Xứ
Tác giả chia sẻ: “Hôm trước có nghe bạn nào nói tráng bánh cuốn bằng chảo khô, không ngon bằng tráng hơi. Tớ xin đính chính là, nếu bạn biết cách thì tráng bằng chảo không thua gì tráng bằng hơi đâu nhé! Bình thường 1 gói bột pha sẵn thì cho 750ml nước, nhưng khi tráng bằng chảo thì pha loãng hơn là 800ml nước. Vì tớ là người bận rộn bởi vậy luôn tiết kiệm thời gian, nên thèm bánh cuốn là tớ làm bằng chảo rất nhanh chỉ trong vòng nốt nhạc và vẫn thơm ngon như thường à.”
4. Bí quyết giúp sữa chua sánh mịn thơm ngon – 1.200 lượt yêu thích
Tác giả: Hoàng Ngô
Group: Phố bánh và Dụng cụ làm bánh
Tác giả giải đáp các thắc mắc:
Tại sao sữa lại sánh mịn: là ở khâu ủ lạnh, mình không bao giờ ủ đến lúc được hẳn mình chỉ ủ đến mức sữa gần được tức là chua đủ tầm hay gọi là không sệt hoặc là hơi tách nước 1 chút sau đó cất tủ mát ủ lạnh, quá trình ủ lạnh sẽ làm chậm quá trình lên men và giúp sữa chua sánh mịn hơn. Đây là lý dó tại sao chữa chua sánh mịn.
Tại sao sữa chua bị tách nước? Tại vì mọi người làm chết mất men cái lúc cho vào sữa vì sữa bị nóng nên mọi người làm theo cách của mình đun 2/3 nước rồi sau đó nước sôi rồi đổ phần còn lại vào tiếp đó pha các loại còn lại vào là sữa đủ nhiệt độ lên men.
Làm thế nào sữa chua đậm đà hơn? Đây là lý do tại sao mình thêm muối… mọi người ăn dứa chấm muối chưa? Sữa chua cũng vậy nó sẽ có vị ngọt sâu và đậm đà hơn, mùi men cũng sẽ thơm hơn nếu như cho muối (cái này là kinh nghiệm và cảm nhận của mình).
Nếu sữa chua cất tủ bị chua quá thì chữa thế nào? Đơn giản thôi. Mình làm kinh doanh nên mình thg cất tủ 2 3 nồi, bán tuỳ hôm hết bay có hôm vẫn còn hàng nên sữa chua để từ 2 ngày trở đi nó sẽ hơi chua nên chữa bằng cách pha 1/2 công thức sau đó hòa vào là được hoặc hòa trực tiếp sữa tươi nếu như không ủ thêm.
Tại sao sữa chua bị nhớt? Vì bạn chưa rửa đồ sạch và khử trùng đồ dùng sạch sẽ. Mọi người nên rửa đồ bằng nước ấm vệ sinh thật sạch nhé.
Ủ nồi cơm điện có được không? Câu trả lời là được Nhưng mình không bao giờ ủ đơn giản nồi cơm điện không bao giờ kín men vì vậy những ai ủ nồi cơm điện thường thời gian ủ lâu hơn và không sánh mịn. Tốt nhất kiếm cái nồi hoặc cái thau kín nào giầy rồi bọc màng ủ là tốt nhất.
5. Nem nắm – 668 lượt yêu thích, 493 lượt chia sẻ
Tác giả: Nguyễn Kim Liên
Group: Khỏi vắt óc nghĩ món ăn mỗi ngày
Nguyên liệu:
– 1,1 kg thịt mông 7 nạc 4 mỡ (nếu thịt siêu nạc thì phải mua thêm mỡ phần)
– 2,5 lạng bì lợn thái nhỏ
– 2 lạng thính
– 10 củ tỏi
– 5 quả chanh
– 1 củ gừng nướng thơm
– Lá chanh, nước mắm, mì chính
Cách làm:
– Các mẹ thái thịt dày khoảng 1.5cm. Một cân hường cắt được 4-5 miếng. Tách nạc và mỡ riêng. Thịt nạc đem luộc 3 phút. Tắt bếp để khoảng 5 phút vớt ra. Mỡ cho 3 phần vào luộc chín. Một phần rán lấy nước.
– Thịt nạc sau khi nguội, thái mỏng, lấy cán dao dần mềm. Nhưng không để miếng thịt dời hẳn nhau. Thịt mỡ bỏ ra băm thật nhỏ. Tỏi đập dập, băm nhỏ. Gừng nướng bỏ vỏ, băm nhỏ. Lá chanh thái nhỏ, vắt nước cốt chanh lọc hạt ra bát, cho mì chính và mắm vào một bát, ngoáy cho tan mì chính
– Trộn đều thịt nạc và thịt mỡ (sau khi đã dần và băm nhỏ). Sau đó cho tỏi trộn đều, rồi đến nước chanh, mắm, bì lợn, thính, lá chanh, cuối cùng là mỡ lợn. Các bạn nhớ phải làm theo thứ tự, trộn xong một thứ, đảo đều rồi mới đến thứ khác. Riêng khâu nước chanh và mắm phải nếm thử, vì chanh có loại to, nhỏ, mình chỉ ước chừng.
Trộn đều sau đó nắm lại. Ăn kèm các loại lá sung, sắn, đinh năng, rau diếp, dứa… Có thể cuộn vỏ nem, chấm mắm chua ngọt.
6. Muối ớt rau răm – Hơn 400 lượt yêu thích
Tác giả: Nhã Linh
Group: Phố bánh và Dụng cụ làm bánh
Theo trí thức trẻ