Thị trường bán lẻ tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng gần đây đã thu hút được sự quan tâm của những nhà bán lẻ ngoại. Sự ổn định về chính trị, môi trường kinh doanh và dân số ‘độ tuổi vàng’ với 25% dân số trong độ tuổi từ 10 đến 24 đã thu hút một loạt các nhà bán lẻ nổi tiếng đến từ Nhật Bản, Thái lan, Hàn Quốc và Pháp đã đổ xô vào Việt Nam với hy vọng thâm nhập vào thị trường.
Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Với mức tăng trưởng GDP đạt 7.38% trong quí 1 năm 2018 cao hơn mức kì vọng sẽ tăng 6,0–6,5% giai đoạn 2016–2020. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào những điều kiện nhân khẩu học thuận lợi, chính sách đô thị hóa – công nghiệp hóa bền bỉ và tỉ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tăng cao, cũng như sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.
Trong vòng 2 thập kỉ tới, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số vàng. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ và sản xuất gia tăng, 25% dân số nằm trong độ tuổi từ 10 – 24, độ tuổi trung bình là khoảng 30 tuổi. Theo Viện Brookings, Việt Nam là quốc gia có số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á – được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng 18% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020.
Những chính sách cải cách kinh tế và chính trị cũng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng, mức lạm phát cao trước đây đang được kiểm soát với tỷ lệ lạm phát trung bình trong năm 2018 là 3.5 – 3.8% và tỷ giá hối đoái ổn định trong những năm gần đây. Những yếu tố này tiếp tục chuyển đổi đất nước cũng như sự tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu là một trong những yếu tố chính thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh chóng.
Ngành công nghiệp phát triển kéo theo nhu cầu về lưu trú tại Việt Nam, trong sáu tháng đầu năm 2018 đã có hơn 6,708,428 khách quốc tế đến đây, con số này được kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 nhờ việc miễn thị thực, việc giới thiệu các đường bay trực tiếp mới và những nỗ lực trong quảng bá hình ảnh đã thu hút nhiều du khách, phản ánh sự tăng trưởng của đất nước như là điểm đến kinh doanh và điểm nóng du lịch.
Việc đăng cai APEC vào tháng 11 năm ngoái đã mang lại nhiều lợi ích cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung cũng như của Đà Nẵng nói riêng, là một trong những ngôi sao mới nổi của châu Á, tiếp tục khai thác tiềm năng công tác kết hợp du lịch (MICE).
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế lớn của miền Trung Việt Nam, được ví như thung lũng Silicon của Việt Nam và cũng là một trong những điểm đến nghỉ mát thu hút ở Việt Nam. Nơi đây có ba di sản thế giới được UNESCO công nhận nằm trong phạm vi 100 km của Đà Nẵng với đường bờ biển cùng những bãi biển tuyệt đẹp, bao gồm Bãi biển Mỹ Khê nổi tiếng thu hút hơn 819,377 khách quốc tế chỉ trong vòng sáu tháng đầu năm nay.
Vận tải hàng không quốc tế đã phát triển mạnh mẽ. Do chuẩn bị đăng cai APEC mà sân bay được mở rộng hiện nay có sức chứa khoảng 6,5 triệu lượt người/năm. Đây là sân bay lớn thứ ba trong cả nước sau sân bay quốc tế Nội Bài tại Hà Nội và Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Một cơ hội quan trọng để Đà Nẵng tiếp tục cải thiện khả năng kết nối hàng không là AirAsia Thailand bắt đầu khai thác tuyến Bangkok-Đà Nẵng vào tháng 4 năm 2017, và tiếp tục phát triển thêm các chuyến bay đến các trung tâm du lịch lớn hơn tại châu u.
Tiềm năng của Đà Nẵng đang rất lớn và dần dần giành được danh tiếng về lực lượng lao động có trình độ công nghệ cao của mình. Những năm gần đây, Đà Nẵng có một số dự án đáng chú ý dọc theo bờ biển hiện đang ở trong các giai đoạn khác nhau của quy hoạch và xây dựng trong khi một số dự án vẫn còn trong các giai đoạn nghiên cứu khi mà thành phố tiếp tục nhận được sự quan tâm từ các nhà phát triển trong và ngoài nước.
Nguồn JLL
Lisa/starpressvn.net