Sức mạnh của những tấm gương là vô tận, khi đứa trẻ không hiểu đúng sai, nó sẽ quan sát và bắt chước hành vi của bố mẹ. Chúng ta đã tuân thủ các quy tắc sống và đạo đức chưa? Bạn đang hướng dẫn sai lầm cho con cái mà không biết?
Thiếu kiên nhẫn
Sau giờ làm việc, bố mẹ mệt mỏi về nhà, nhìn thấy đống quần áo, đồ chơi ngổn ngang và những đứa trẻ đang khóc bên cạnh, cuối cùng không kìm được mà hét lên: “Sao lúc nào con cũng khóc ré lên! Đừng khóc nữa, thật là khó chịu!”
Nhắc nhở: Nếu muốn một đứa trẻ biết tôn trọng người khác trước hết phải được người lớn tôn trọng. Con bạn khóc là có lý do của nó, đừng than phiền với cảm xúc của bạn, hãy ngồi xuống và ôm con một cách bình tĩnh, có thể vấn đề sẽ được giải quyết. Nếu chúng ta không dành cho con cái sự tôn trọng này và thô lỗ với chúng, chúng cũng sẽ coi đó là điều hiển nhiên, và điều đặc biệt là chúng sẽ làm theo cảm xúc của mình, không đặt mình vào người khác để hiểu.
Cãi nhau
Sau nhiều năm chung sống, bạn và bạn đời thường xuyên cãi vã trước mặt con cái vì những chuyện vặt vãnh. Chuyện đó không những xảy ra một lần mà là rất nhiều lần, khiến con cái bị ám ảnh.
Nhắc nhở: Sự thù địch và cãi vã của chúng ta sẽ tạo ra một tấm gương xấu cho trẻ về hành vi hung hăng. Phong thái, tư thế, giọng nói, ngôn ngữ của chúng ta khi cãi nhau đều được bọn trẻ nhìn thấy và ghi nhớ. Sau này, có thể trẻ sẽ bắt chước thái độ này đối với búp bế, hoặc thậm chí đối xử với bạn bè trong lớp.
Quá “hào phóng”
Bạn vốn rất siêng năng, tiết kiệm, ngại sắm sửa quần áo mới cho mình nhưng lại rất thương con, không bao giờ dạy con cách tiết kiệm.
Nhắc nhở: “Yêu thương” kiểu này sẽ khiến trẻ chỉ biết nhận chứ không biết cho đi. Hãy để bọn trẻ hiểu rằng cha mẹ kiếm tiền không hề dễ dàng và quan trọng hơn là hãy dạy cho bọn trẻ biết phấn đấu vì những gì chúng muốn bằng sự nỗ lực của bản thân, ngoại trừ bố mẹ chúng, không ai đáp ứng mọi yêu cầu của chúng một cách vô điều kiện.
Không quan tâm
Sau khi đưa trẻ về hàng ngày, tôi thường hỏi trẻ: “Hôm nay con ở trường mẫu giáo có vui không?” Vừa hỏi xong, tôi liền lao vào nấu nướng, dọn dẹp phòng khách.
Nhắc nhở: Bề ngoài chúng ta có vẻ quan tâm đến trẻ, nhưng hành vi của chúng ta đang nói với trẻ rằng: Mẹ không quan tâm đến câu trả lời của con. Kết quả là, trẻ em cảm thấy không được chúng ta tôn trọng. Hãy lưu ý khi giao tiếp với trẻ.
Không thừa nhận sai lầm
Bạn làm vỡ một chiếc kính, các mảnh vỡ văng tung tóe, đứa trẻ vô tình giẫm phải và khóc, nhưng bạn trách đứa trẻ đi không có mắt.
Nhắc nhở: Nếu chúng ta không chịu thừa nhận mình đã mắc sai lầm, thì sau này đứa trẻ sẽ trở thành người không dám nhận và chịu lỗi.
Phàn nàn
Bạn của bạn đã làm hỏng cuộc hẹn và bạn phàn nàn với vợ/chồng hoặc con bạn: “Mẹ/bố sẽ không nói chuyện với họ nữa”.
Nhắc nhở: Đổ lỗi và phàn nàn không những điều vô ích là tấm gương xấu cho trẻ. Khi gặp thất vọng, chúng ta đã không chủ động nghĩ cách giải quyết vấn đề mà còn mù quáng đổ lỗi cho người khác, điều đó sẽ để lại ấn tượng xấu trong tâm trí của trẻ.
Không giải trí
Trẻ đang đòi bạn kể chuyện, nhưng bạn luôn có nhiều lý do để từ chối trẻ.
Nhắc nhở: Cách cư xử của chúng ta khiến trẻ hiểu ra một “chân lý”: Trong cuộc sống chỉ có công việc mà không có giải trí, trong gia đình chỉ có việc nhà và không có trò chơi.
Thích tranh luận
Bạn và các con xếp hàng dài ở siêu thị chờ thanh toán. Một người đàn ông đã nhảy vào hàng và đứng trước mặt bạn. Bạn đã lôi kéo và cãi vã với anh ta.
Nhắc nhở: Thực tiễn cho thấy những biểu hiện xã hội sai trái sẽ khiến trẻ em lầm tưởng rằng cãi vã, chửi bới, thậm chí đánh nhau đều là những cách tốt để giải quyết xung đột. Bạn sẽ thường xuyên thấy trẻ em cãi vã hoặc đánh nhau với trẻ em khác để tranh giành đồ chơi.
Nói dối, né tránh
Cô giáo thông báo trước cho các bạn viết bài phát biểu và phát biểu trong buổi họp phụ huynh. Nhưng bạn không bao giờ để tâm, sau đó, bạn gọi cho cô giáo và nói với cô ấy rằng bạn bị ốm và yêu cầu cô ấy tìm một phụ huynh khác.
Nhắc nhở: Đừng rút lui trước mà không cố gắng. Hình ảnh huy hoàng mà chúng ta thường nói với bọn trẻ “hãy làm theo lời mẹ, đừng bao giờ thất hứa” sẽ bị phá hủy. Những đứa trẻ sẽ học cách quên những lời hứa và khiến chúng dễ dàng trốn tránh bằng cách nói dối.
Vứt rác
Bạn luôn quen với việc vứt bỏ mọi thứ, và vợ bạn sẽ dọn dẹp mọi thứ bạn vứt đi, và bạn không bao giờ cần phải lo lắng về điều đó.
Nhắc nhở: Người lớn không thích việc nhà thì trẻ con cũng không thích việc nhà. Nếu bạn tôn trọng công việc và sự cống hiến của gia đình, con bạn cũng sẽ học cách tôn trọng gia đình của mình.
Lời nói và việc làm không nhất quán
Trước mặt người thân, bạn luôn khuyến khích con cái tìm hiểu về những câu chuyện người tốt việc tốt, nhưng trên xe buýt bạn lại giành chỗ ngồi với người già và trẻ em, hoặc yêu cầu con cái trèo lên tác phẩm điêu khắc dưới tấm biển “cấm vào” để chụp ảnh.
Nhắc nhở: Nếu chúng ta nói một đằng và làm một nẻo thì khi lớn lên trẻ sẽ khó tuân thủ đạo đức.
So sánh
Bạn luôn nói với con rằng: “Con hãy nhìn xem, người đó giỏi hơn con rất nhiều trong học tập!”
Nhắc nhở: Làm như vậy không chỉ là “đòn chí mạng” vào sự tự tin của trẻ mà còn khơi dậy tính cách không tốt của trẻ và dạy trẻ ghen tuông. Trên thực tế, bạn có thể hướng dẫn con mình cách nghiêm túc khám phá điểm mạnh của người khác và đảm bảo rằng con mình cũng có những điểm mạnh mà người khác không có.
(Nguồn: Sohu)