Chưa chắc việc không còn mùa hè nắng nóng sấp mặt như thế này đã tốt đẹp gì đâu.
Bạn thấy khó chịu vì một mùa hè nóng kỷ lục như năm nay? Vậy thì câu hỏi cho bạn đây: bạn có nghĩ nếu mùa hè không xuất hiện, không còn nóng sấp mặt như thế này nữa, liệu Trái đất có tốt hơn?
Thực ra, đã từng có thời điểm loài người được hưởng trọn vẹn một năm không có mùa hè, đó là năm 1816. Tuy nhiên, không có mùa hè cũng không vui sướng gì đâu, mà trái lại thảm kịch đã xảy ra và làm thay đổi cả thế giới.
Sự phun trào của núi lửa Tambora
Tháng 4/1815, núi lửa Tambora tại Indonesia phun trào sau nhiều năm nhen nhóm, với những tiếng nổ lớn như hàng ngàn khẩu đại bác. Vụ phun trào đã đẩy một lượng lớn đá núi lửa, hàng tấn tro bụi và khí SO2 (sulphur dioxide) vào khí quyển, đủ để phủ kín toàn bộ khu vực với bán kính 160km xung quanh.
Phun trào núi lửa Tomboro
Hệ quả là năm 1816, cả thế giới xảy ra nhưng hiện tượng thời tiết kỳ quái, trong đó ảnh hưởng nặng nhất là phía Đông Hoa Kỳ và khu vực núi Appalachian.
Thậm chí, những hiện tượng kỳ lạ xảy ra nhiều đến mức các chuyên gia đánh giá rằng chúng thay đổi cả lịch sử thế giới.
Thảm kịch từ núi lửa
Những dấu hiệu đầu tiên bắt đầu khi vào cuối năm 1815, đầu năm 1816, mùa xuân không đến. Thời điểm này lạnh đến mức có những giai thoại kể rằng chim chết ngay khi đang bay, có thể do nhiễm lạnh hoặc chết vì đói.
Tháng 5/1816, nhiều khu vực trên thế giới vẫn còn băng giá. Nhưng vấn đề chỉ nghiêm trọng khi đến tận tháng 6 và tháng 7, băng tuyết vẫn rơi tại Appalachian và New England (Mỹ).
Năng suất cây trồng nhiều nơi giảm tới 90%, giá trị các mặt hàng thiết yếu thì tăng đột biến. Hệ quả, năm 1816 đã trở thành “Năm đói nghèo” của Mỹ.
Một thế giới không có mùa hè
Các quốc gia châu Âu cũng chịu thảm kịch tương tự, khi cây trồng và cây lương thực cho năng suất không cao, khiến giá thực phẩm tăng chóng mặt đến tận năm 1817, 1818.
Ở một số nơi khác trên thế giới thì ngược lại. Tại Trung Quốc, gió mùa đến quá mạnh, gây lũ lụt trầm trọng. Còn Ấn Độ, những cơn gió ẩm lại không xuất hiện, gây hạn hán trầm trọng, rồi lại lũ lụt khi mùa khô đến.
Lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi (Ảnh minh hoạ)
Nhưng chưa hết! Lũ lụt tại Ấn Độ trong thời gian này đã khiến cho vi khuẩn tả tại đây đột biến thành dạng khác, có khả năng thích nghi cao hơn. Dịch bệnh lan truyền và cũng chính vì sự kiện này mà khuẩn tả có thể đe dọa loài người đến tận ngày hôm nay.
Lịch sử thế giới thay đổi
Mùa hè không xuất hiện đã khiến thế giới thay đổi. Tại Vân Nam (Trung Quốc) năng suất cây lương thực quá thấp khiến nông dân buộc phải tìm đến những nguồn thu lớn hơn. Sau hàng thập kỷ, quá trình này đã tạo điều kiện hình thành vùng “Tam giác vàng” – Golden Triangle (khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới ba nước Lào, Thái Lan, Myanmar, nổi tiếng là nơi sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới ngày trước).
Hay như nước Mỹ, những người nông dân tại New England đã di chuyển sang phía Tây với hi vọng mùa hè sẽ xuất hiện, và điều này khiến cho vị trí của nước Mỹ đã thay đổi đôi chút.
Còn tại Bắc Cực, nhiệt độ lại ấm lên, khiến băng giá tại đây tan chảy, tạo thành lối thông Tây Bắc (Northwest Passage) giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tuy vậy, nhìn chung thì phần lớn sự kiện xảy ra trên thế giới giai đoạn này đều không tốt đẹp gì cho lắm.
Nguồn: Dusty Old Thing