Dưới đây là những dự đoán lạc quan nhất về tình hình Trái Đất dưới áp lực của biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu trong vòng 100 năm tới.
Tại thời điểm này, có lẽ bạn đã cảm nhận được rõ nét về sức nóng của thời tiết. Thực tế, năm 2016 có thể sẽ là năm nóng kỷ lục. Nhiệt độ sẽ tăng 1,3 độ C so với mức nhiệt trung bình thời kì tiền công nghiệp. Điều này khiến cho chúng ta đang ngày càng tiến gần hơn nữa đến hạn mức nhiệt độ toàn cầu không thể cứu vãn là 1,5 độ C. “Tôi nghĩ rằng hạn mức 1,5 độ C sẽ sớm bị vượt qua”, Schmidt nói. Ông ước tính rằng chúng ta sẽ vượt ngưỡng nhiệt này vào năm 2030. “Hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ không dừng lại. Mọi thứ đã gần như vượt ngoài tầm kiểm soát“, ông Gavin Schmidt, nhà khoa học khí hậu và đồng thời là giám đốc của Viện Nghiên cứu Vũ trụ Goddard trực thuộc NASA cho biết. Điều này có nghĩa là ngay cả khi lượng khí thải carbon giảm xuống bằng “0” ngay lập tức thì hoạt động biến đổi khí hậu do con người tạo ra vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong nhiều thế kỷ nữa. Vì vậy, điều quan trọng bây giờ là chúng ta phải làm giảm bớt tốc độ biến đổi khí hậu xuống đủ để con người có thể thích nghi và tồn tại. Dưới đây là những điều có thể xảy ra với Trái Đất trong vòng 100 năm nữa nếu chúng ta có những bước nhảy lớn về công nghệ năng lượng tái tạo. Yếu tố nhiệt độ trung bình bề mặt không phải là nguyên nhân chính yếu ảnh hưởng đến sự thay đổi khí hậu. Tăng giảm nhiệt độ bất thường của một khu vực nhất định sẽ gây ra chênh lệch nhiệt độ với các vùng lân cận và tạo ra các vùng biến đổi khí hậu dữ dội. Ví dụ, nhiệt độ ở Bắc cực mùa đông năm ngoái đã tăng vọt lên ngưỡng tan chảy trong vòng một ngày. Điều này là hoàn toàn bất thường và những hiện tượng kì lạ này đang được ghi nhận thường xuyên hơn trên khắp thế giới. Nếu những hiện tượng như thế này liên tục tiếp diễn thì mùa hè ở Greenland sẽ hoàn toàn không còn chút băng giá nào vào năm 2050. Ảnh: businessinsider.cpm Vào năm 2012, 97% bề mặt băng đá của Greenland đã hoàn toàn tan chảy vào mùa hè. Điều này chỉ thường xảy ra mỗi thế kỷ một lần. Tuy nhiên, hiện tượng bề mặt cực tan chảy này sẽ diễn ra với chu kỳ 6 năm một lần ở cuối thế kỷ 21. Ở khía cạnh tích cực, băng ở Nam cực vẫn sẽ tương đối ổn định, làm ngăn cản sự gia tăng mực nước biển. Nhưng trong kịch bản lạc quan nhất, đại dương cũng sẽ tăng lên từ 0.6-0.9m vào năm 2100. Một sự gia tăng mực nước biển dưới 0.9m cũng đã ảnh hưởng đến cuộc sống của 4 triệu người toàn cầu. Băng ở hai cực sẽ dần tan đi. Và nước biển ở những vùng nhiệt đới sẽ ngày càng mang tính axit nhiều hơn. Nước biển sẽ hấp thụ khoảng một phần ba tổng lượng carbon dioxide trong khí quyển, khiến cho chúng ấm và trở nên chua hơn. Nếu biến đổi khí hậu không bị ngăn chặn, môi trường sống của hầu hết các rạn san hô sẽ bị tàn phá. Cho dù theo kịch bản khả quan nhất thì một nửa số rạn san hô nhiệt đới vẫn sẽ bị đe dọa. Vào năm 2050, những ngày nắng cực nóng vào mùa hè ở các nước nhiệt đới sẽ kéo dài gấp đôi. Và 10-20% số ngày bình thường còn lại trong năm sẽ trở thành ngày nóng. Cho dù nhiệt độ tăng lên khá ít cũng sẽ tạo nên áp lực lên tài nguyên nước. Trong một bài báo năm 2013, các nhà khoa học sử dụng các mô hình để ước tính tình hình hạn hán trên toàn thế giới. Và họ nhận thấy rằng hạn hán nghiêm trọng sẽ gia tăng 10%. Và nếu không được kiểm soát, thay đổi khí hậu có thể gây ra hạn hán nghiêm trọng trên 40% diện tích đất đai trên khắp thế giới. El Niño đã tạo ra nhiều sự kiện thời tiết cực đoan trong giai đoạn 2015-2016. Chúng ta sẽ bắt đầu bước vào thời kì khá dữ dội về mặt thiên tai. Nhiều cơn siêu bão, cháy rừng và sóng nhiệt sẽ xảy ra với mức độ khá thường xuyên trong giai đoạn từ năm 2070 trở về sau. Phan Thanh (businessinsider)
|