Trước khi bạn gửi hồ sơ ứng tuyển việc làm tiếp theo, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng CV và thư xin việc của bạn không có những lỗi phổ biến sau đây.
Viết sai tên của bạn và công ty
Nghe qua có vẻ buồn cười nhưng thực tế có nhiều ứng viên viết sai tên của chính mình. Sự bất cẩn này chắc chắn sẽ khó thuyết phục nhà tuyển dụng tiếp tục đọc hồ sơ của bạn.
Một sai lầm không thế chấp nhận khác là ứng viên viết sai tên của công ty ứng tuyển. Các nhà tuyển dụng chia sẻ rằng họ có thể dễ dàng bỏ qua các lỗi sai chính tả hoặc lỗi đánh máy nhưng việc viết sai tên công ty không giúp cho ứng viên đó đi xa được.
Ngoài chính tả, hãy lưu ý đến cách viết hoa và khoảng cách của tên công ty.
Sử dụng “nguyên xi” CV mẫu
Ảnh: internet
Trên internet, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều mẫu CV hoặc thư xin việc nhưng hãy tránh việc copy-paste. Nhân viên nhân sự đọc các mẫu hồ sơ ứng tuyển thường xuyên mà họ sẽ dễ dàng nhận ra. Do đó hãy dành thời gian để tạo ra một hồ sơ của riêng bạn. Nếu bạn muốn sáng tạo, hãy thiết kế CV và thêm vào đó một ít sắc màu. Quan trọng là suy nghĩ về ngành mà bạn đang ứng tuyển. Nếu xin việc làm ngân hàng hoặc kế toán, những thiết kế quá sáng tạo có thể không được đón nhận.
Gửi thư xin việc chung chung
Ảnh: internet
Nhiều ứng viên không dành thời gian để cá nhân hóa thư xin việc hoặc email giới thiệu. Chắc chắn điều này không giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Do đó, trước khi gửi một lá thư xin việc, hãy nhớ đến chia sẻ của các chuyên gia nhân sự sau đây: Nếu ứng viên không dành thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu về công ty lẫn công việc, nhà tuyển dụng sẽ ngay lập tức bỏ qua hồ sơ xin việc của họ.
Gửi thư xin việc không trọng tâm cho thấy rằng bạn đang gửi hàng loạt đến các công ty và có xu hướng cẩu thả. Điều này rất thiếu chuyên nghiệp.
Sử dụng quá nhiều sáo ngữ
Việc sử dụng quá nhiều sáo ngữ phổ biến là một dấu hiệu khá chắc chắn rằng ứng viên không biết họ đang nói về điều gì. Nếu nhận thấy có nhiều sáo ngữ, nhiều khả năng nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao hồ sơ của bạn.
Không hoàn thành toàn bộ hồ sơ ứng tuyển
Nhiều nhà tuyển dụng chia sẻ rằng, nếu một ứng viên bỏ trống bất kỳ phần nào của hồ sơ ứng tuyển hoặc bao gồm một câu trả lời lảng tránh, họ thường sẽ gạch ngay ứng viên đó khỏi danh sách.
Các mục tiêu chuẩn hóa
Không có gì nhàm chán hơn một câu giới thiệu ‘Tôi đã đọc quảng cáo tuyển dụng của bạn với sự quan tâm lớn và xin ứng tuyển vào vị trí này’. Bạn có thể làm tốt hơn! Mọi chuyên gia nhân sự đều đã đọc câu này 100 lần, và nếu thư xin việc của bạn bắt đầu theo cách này, nó sẽ chỉ đơn giản gợi ra một cái ngáp. Trong phần giới thiệu của bạn, hãy đề cập đến công ty hoặc vị trí được quảng cáo. Thu hút sự chú ý của người đọc bằng cách giới thiệu sáng tạo và khác thường.
Gửi email ứng tuyển không có tệp đính kèm
Ngày nay, các hồ sơ ứng tuyển hầu như chỉ được gửi qua email. Cẩn thận đừng quên các tệp đính kèm. Các tệp đính kèm cũng không được quá lớn, hãy nén các chứng chỉ của bạn thành một tài liệu PDF (tên tài liệu có thể là Tệp đính kèm Vị trí ứng tuyển_tên của bạn. Thư xin việc và CV phải được đặt tên chính xác (ví dụ, “Thư xin việc_tên của bạn” và “CV_tên của bạn”). Trước khi gửi, hãy kiểm tra kỹ xem các tệp của bạn không quá lớn để đảm bảo rằng người nhận sẽ nhận được chúng.
Nói dối
Ảnh: internet
Tất nhiên, mức độ cạnh tranh giữa các ứng viên là khá cao. Tuy nhiên, hãy tránh thổi phồng thông tin trong hồ sơ ứng tuyển việc làm. Đừng nói dối. Chậm nhất là trong cuộc phỏng vấn, những lời nói dối sẽ bị vạch trần và bạn sẽ mất mọi cơ hội nhận được việc làm.
Sử dụng câu cầu khiến
Một sai lầm khác có thể xảy ra trong câu cuối cùng của thư ứng tuyển của bạn. Đừng kết thúc thư xin việc như sau: “Tôi rất vui khi nhận được lời mời phỏng vấn”. Tốt hơn là bạn nên viết: “Tôi mong có cơ hội để thảo luận chi tiết hơn về công việc”. Điều đó nghe có vẻ thuyết phục hơn rất nhiều.
Ứng tuyển vào một vị trí mà bạn không đủ tiêu chuẩn
Nếu bản mô tả công việc yêu cầu bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm về lập trình máy tính, bạn chỉ nên nộp hồ sơ nếu bạn có kiến thức và kinh nghiệm về lập trình máy tính. Nếu bạn không nêu bật những kinh nghiệm này trong CV của mình, nhiều nhà tuyển dụng có thể sẽ bỏ qua đơn xin việc của bạn.
Không giải thích những khoảng thời gian trống
Khoảng thời gian trống là hoàn toàn tốt để có trong đơn xin việc của bạn. Bạn cần đảm bảo giải thích những khoảng thời gian không làm việc này với nhà tuyển dụng, nếu không họ sẽ cho rằng bạn đang che giấu điều gì đó không tích cực.
“Bán rẻ” bản thân
Đừng bao giờ “bán rẻ” bản thân! Thật khó để tìm ra sự cân bằng hoàn hảo giữa khoe khoang và “bán rẻ” bản thân. Luôn đảm bảo ghi tất cả các kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực của bạn vào CV và thư xin việc. Bạn không nên để nhà tuyển dụng nghi ngờ rằng bạn không có khả năng thực hiện công việc.
Bây giờ bạn đã nhận thức được những sai lầm cần tránh khi ứng tuyển việc làm, bạn có thể dễ dàng tránh chúng và nhanh chóng tìm được công việc mong muốn.
Huỳnh Trâm