.
.

Lê Hoàng khuyên phụ nữ không nên ly thân, mà hãy ly dị


Trong chương trình Chuyện Cuối Tuần, chủ đề ““Ly hôn, được và mất”, “đạo diễn canh chua nhất Việt Nam” Lê Hoàng tiết lộ đàn ông có một tỉ cách ngoại tình. Ông khuyên phụ nữ “một khi hôn nhân đã có vết rạn, không nên ly thân, mà hãy ly dị”.

Tập thứ ba của talkshow Chuyện Cuối Tuần sẽ ra mắt khán giả vào lúc 21:35 thứ bảy ngày 26/1 trên kênh VTV9. Khách mời đặc biệt tham sự số thứ 3 Chuyện Cuối Tuần là Thạc sĩ Tâm lý Tô Nhi A.

Trailer Chuyện Cuối Tuần, “Ly hôn, được và mất”

Mở đầu chương trình, đạo diễn Lê Hoàng đặt câu hỏi đầy thẳng thắn với Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A rằng cô nghĩ sao về hai chữ “ly hôn”. Tô Nhi A cho biết gia đình cô đang ổn và “ly hôn” không phải là “vùng cấm kỵ” để khoá lại, không dám chạm đến bởi cuộc đời bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.

Le Hoang va Thac si tam ly To Nhi A (3)

Lê Hoàng thổ lộ ngày nay các cặp vợ chồng thường ly thân. Ly thân là khi họ chưa quyết định có nên ly dị hay không? Dù biết mọi chuyện đều có lý do nhưng anh khuyên các cô vợ nên tránh việc ly thân, nếu cảm thấy không sống với nhau được thì nên ly dị và bằng một giải pháp quyết liệt hơn. Anh giải thích: “Thứ nhất, ly thân rất hại, người phụ nữ phải chịu áp lực căng thẳng, thà ly dị một lần đau đớn. Thứ hai, ly thân có lợi cho đàn ông. Người đàn ông nếu như ly thân họ coi như không còn vợ, họ có quyền đi với người khác, xem như cuộc đời được giải thoát nhưng bản thân người phụ nữ lại không dám dứt khoát”.

Le Hoang va To Nhi A dua ra nhung tranh luan (1)

Lê Hoàng cho biết tình trạng ly thân nhiều ở Việt Nam, nước ngoài họ chọn cách đưa nhau ra tòa. Phụ nữ Việt Nam chấp nhận tình trạng ly thân bởi trong thâm tâm nghĩ họ ở phái yếu, “mong người đàn ông trở về chứ, không nghĩ đến cảnh họ sẽ ra đi, tìm cơ hội mới cho cuộc đời”.

Nhiều người ly dị không sợ chồng, sợ bản thân cô đơn mà sợ cha mẹ, dị nghị của người đời, để cho người khác được yên tâm thì điều đó là sai. Người phụ nữ nên nghĩ đến hạnh phúc của cuộc đời và coi điều đó là số 1”, Lê Hoàng thẳng thắn cho rằng phụ nữ phải mạnh dạn bởi đây là thời kì giải phóng phụ nữ khỏi những quan điểm cá nhân sai trái, gây ảnh hưởng cuộc đời họ.

Le Hoang va To Nhi A dua ra nhung tranh luan (2)

Thạc sĩ Tô Nhi A giải thích bởi phụ nữ nặng tình, mang đầy xúc cảm trong cách giải quyết vấn đề. Đó là lý do họ không quyết liệt để chọn giải phát được luật phát chấp nhận là ly dị. “Chọn sự trì hoãn và chờ đợi bởi phụ nữ muôn đời vẫn dại. Họ chờ đợi người cha của những đứa con quay trở về, họ chờ đợi sự hàn gắn, chờ đợi anh ấy quay đầu mà lãng tử thì biết bao giờ mới quay đầu. Phụ nữ cảm thấy hạnh phúc khi làm cho cha mẹ, những người thân xung quanh hạnh phúc”.

Cô cho biết, đó là lý do mà phụ nữ thường chấp nhận một giai đoạn tâm lý không tích cực trong thời kì ly thân. Nếu như những đứa con tham gia vào cuộc đổ vỡ này thì cũng không tích cực cho tâm lý con trẻ về sau.

Một vài phụ nữ có cuộc hôn nhân đang chênh chao. Quan điểm của tôi là ủng hộ ly thân nhưng với điều kiện cả hai sử dụng khoảng thời gian đó, nghĩ về giải pháp. Ly thân là “giãn” nhau để suy nghĩ, quyết định sẽ hàn gắn hay ly dị. Giai đoạn này tác động tâm lý tiêu cực cho hai bên nhưng đây là khoảng thời gian để họ đối diện với chính minh, giúp họ biết được tình trạng mối quan hệ, cuộc hôn nhân này có cứu vãn được hay không?”. Tuy nhiên, cô nhấn mạnh việc “giãn cách” nên nằm trong phạm vi gia đình. Cô không ủng hộ việc người vợ kéo vali ra khỏi nhà, bởi “phụ nữ nếu rời khỏi mái ấm thì con đường quay trở về vô cùng chênh chao, khó khăn, sẽ không được chồng hay các thành viên nhà chồng đón chào nồng nhiệt. Và một khi phụ nữ bước chân khỏi cánh cửa ấy, thì họ đã không còn muốn giữ mái ấm ấy nữa.

Le Hoang va To Nhi A dua ra nhung tranh luan (3)

Lê Hoàng tiếp tục phản đối lý luận của Tô Nhi A. Anh nêu quan điểm nếu ly thân mà hai người không tách ra thì cuộc sống hằng ngày của hai người đầy bi kịch, nặng nề, dễ bùng nổ, ảnh hưởng nhiều đến con cái.

Con cái trở thành người phiên dịch bất đắc dĩ cho cha mẹ. Và ly thân mà vẫn sống chung, người ta lại muốn gần gũi, hoàn toàn vì tình dục. Sự tôn trọng dành cho nhau không có nhưng bản năng  lại còn. Ly thân nghe có vẻ cơ hội chia đều cho cả hai, để suy nghĩ về tương laim gia đình nhưng thực sự người đàn ông lợi đến 2 phần 3. Đàn ông ly thân, họ như “chim xổ lồng”, họ không cảm thấy có tội lỗi khi tiếp cận một đối tượng mới, họ nói rằng mình đang làm thủ tục ly hôn. Đàn ông có tính tự do, dư luận dễ thông cảm khi nhìn đàn ông ly thân. Đàn ông 55, 60 tuổi khi ly thân nếu như có tiền, còn sức khoẻ thì vẫn “ngon” nhưng người phụ nữ khi ở lứa tuổi đó thì cánh cửa đóng lại rất mạnh”, anh nói.

Lê Hoàng “gay gắt” với việc ly thân nhưng vẫn… ở chung nhà

Lê Hoàng nói về bản thân rằng anh không phải người nhiều vợ hay bồ bịch lăng nhăng. Nếu chấm đàn ông thang điểm 10 thì anh cũng được 6. Anh thú nhận: “Tôi cũng là đàn ông và tội lỗi đầy mình, tôi không phải tấm gương đạo đức sáng trong nghề. Tôi biết rằng mình cũng phạm lỗi, “ăn vụng” xong quên ngay. Phụ nữ phải hiểu đàn ông trước rồi hãy hiểu chồng. Đàn ông có tính “ăn vụng” rất mạnh, tôi không bao biện hay bào chữa vì đó là bản năng. Bản năng có chừng mực, nếu không phải làm một điều gì quá khủng khiếp thì phụ nữ không nên làm om sòm lên nhu câu tục ngũ “Gái ngoan phá nát gia đình”. Khi đàn ông gây ra lỗi, phụ nữ thường dằn vặt, gợi nhớ tội lỗi của đàn ông, điều đó khiến họ bị “quê” và không còn lưu giữ hình ảnh của vợ trước đây. Phụ nữ nếu chọn tha thứ phải im ngay, tha thứ hết mọi lỗi lầm, còn nếu không tha thứ được hãy ly dị đến nơi đến chốn”.

Anh bổ sung thêm phụ nữ khi chuẩn bị hành lý cho chồng đi nước ngoài phải bỏ vào đó bao cao su và một khi đã chuẩn bị, hãy xem việc đó như không đừng gặn hỏi họ đi đâu, làm gì. Phụ nữ phải phân biệt đâu là tội lỗi nặng, đâu là tội lỗi nhẹ do anh ấy là đàn ông.

Le Hoang va To Nhi A dua ra nhung tranh luan (4)

Tô Nhi A cho rằng lòng bao dung “không phải là một tài nguyên vô tận” và ly thân xong quay trở lại, việc đó sẽ gây bẽ bàng. Mối quan hệ “rạn nứt” dẫn đến ly thân không đẹp và hàn gắn nỗi. Nền văn hóa Phương Đông, việc đàn ông đi ra ngoài gặp gỡ vài cô được phụ nữ chấp nhận đầy bao dung bởi “trai năm thê bảy thiếp”, đi đâu cũng được miễn là quay về với gia đình là được.

Lê Hoàng cho rằng “Đừng nhìn sự xuất hiện của đàn ông trong gia đình mà xem đó là sự đảm bảo bởi đàn ông có một tỷ cách ngoại tình, đầy tinh vi”.

Chốt lại câu chuyện, đạo diễn Lê Hoàng và Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A khuyên các cặp vợ chồng đừng chọn giải pháp ly thân bởi người đàn ông sẽ như “hổ thêm cánh”.

Khi chọn giải pháp ly thân có nghĩa là trong nội bộ cuộc hôn nhân có vấn đề và bạn cần kiểm soát điều này một cách chủ động với câu chuyện mang tên hôn nhân. Những cặp đôi đến với hôn nhân tinh khôi, sơ khởi thì càng chết. Ly thân chỉ làm gia tăng thêm diễn biến rắc rối của câu chuyện, ly thân không phải là phương án tích cực mà là cách người ta dùng để cầm cự, để tự dối mình. Thông điệp của Lê Hoàng là các bạn không nên ly thân, một là sống với nhau, hai là ly dị. Nếu bạn gặp mâu thuẫn đừng giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp né tranh, hãy gia tăng chất lượng cuộc sống hôn nhân”, Lê Hoàng kết luận.

Poster CCT - Thac si tam ly To Nhi A

Chuyện Cuối Tuần chủ đề “Ly hôn, được và mất” với sự đối thoại thẳng thắn giữa đạo diễn Lê Hoàng và Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A sẽ được phát sóng vào 21:35 thứ bảy 26/1/2019 trên kênh VTV9.

Hình ảnh: Hoàng Khôi

Bảo Bảo/starpressvn.net



Bài viết cùng chuyên mục