.
.

Đại sứ SSEAYP nổ lực phát triển giáo dục nước nhà


Dù hành trình của các đại sứ Việt Nam tham dự SSEAYP 2018 chỉ mới kết thúc 2 tháng nhưng cuộc tìm kiếm nhân tố cho SSEAYP 2019 đã chính thức khởi động. Hãy cùng nhìn lại những giá trị mà SSEAYP đã mang đến và làm thay đổi cuộc sống của các bạn trẻ Việt Nam, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

Nhóm thảo luận chủ đề Giáo Dục cùng tàu Nippon Maru (1)

Có thể nói, Tàu thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản (SSEAYP) là một trong những chương trình ngoại giao nhân dân lớn và uy tín nhất mà chính phủ Nhật Bản cùng 10 nước ASEAN đã cùng nhau thực hiện. Khởi hành từ năm 1974, chuyến hải trình đã đưa 45 thế hệ thanh niên từ 11 nước chu du đến Nhật Bản và các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á và tạo dựng nên tình thân mật thiết. SSEAYP đã trở thành giấc mơ, một điểm son mà các bạn trẻ luôn muốn có cho thanh xuân của chính mình. Thế nhưng, niềm khao khát ấy không đến từ sở thích xê dịch, các hoạt động văn hóa – nghệ thuật mà còn là những bài học, chiêm nghiệm đến từ những khóa học, thảo luận theo 8 chủ đề diễn ra ngay trên tàu. Từ đây, nhiều ý tưởng hoạt động xã hội đã được hình thành để đóng góp cho quê hương.

48382313_10156224651039302_7985710488195432448_n 48411031_10156224649659302_4635388044558467072_n

Một trong những nội dung được SSEAYP đặc biệt quan tâm là giáo dục. Trong mọi sự phát triển, giáo dục luôn là nền móng, yếu tố then chốt để tạo nên sự thay đổi từ nhận thức đến hành động. Nhìn thấy giá trị đó, SSEAYP đã duy trì chủ đề này suốt nhiều năm liền và thu hút rất nhiều các bạn trẻ đang học tập, làm việc trong chuyên ngành giáo dục hay tham gia hỗ trợ phát triển kỹ năng mềm, tình nguyện cho cộng đồng. Đây là một nỗ lực, tạo dựng môi trường học tập, trao đổi và cùng nhau góp sức cho sự phát triển chung của ngành giáo dục giữa Nhật Bản & các nước Đông Nam Á. Năm 2018, đoàn đại biểu Việt Nam đã có bốn đại diện đa diện ngành nghề, đang là giảng viên đại học, giáo viên tiếng Anh, người hướng dẫn thiền niệm và sinh viên khoa quan hệ quốc tế tham gia nhóm thảo luận này.

DSC_2221

Tại đất liền, SSEAYP đã cho các bạn trẻ cái nhìn thực tế về hoạt động giáo dục hiện nay tại Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Xuyên suốt chuyến hải trình, các bạn trẻ đều được đón tiếp và trò chuyện cùng đại diện Bộ giáo dục của các nước Nhật Bản, Brunei Darussalam, The Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều đại biểu vô cùng háo hức khi có cơ hội được chất vấn về những thắc mắc của mình hay đưa ra những đề xuất, kiến nghị trong tinh thần thẳng thắn và xây dựng. Đại biểu Phan Thị Hải Yến cho biết: “Được gặp gỡ và trình bày trực tiếp những trăn trở đến các đại diện đầu ngành là một cơ hội quý mà mình chỉ tìm thấy ở SSEAYP”. Không những thế, các bạn trẻ còn được “tận mục sở thị”, trải nghiệm môi trường giáo dục của từng nước qua những chuyến thăm các trường đại học, cơ sở giáo dục như trụ sở Bộ giáo dục Brunei Darussalam, đại học Toyo tại Tokyo, đại học thương mại Thái Lan. Qua đó, khái niệm về giáo dục chất lượng và cách vận hành giáo dục ở các nước đã được truyền tải đến các bạn trẻ. Ví dụ, tất cả các giáo viên tại Philippines đều phải làm bài sát hạch năng lực 3 năm một lần. Hai quốc gia Brunei  Singapore học các môn tự nhiên bằng tiếng Anh và sử dụng tiếng mẹ đẻ, phổ thông trong khi các môn xã hội.

DSC_1929

Trên tàu, SSEAYP trở thành nơi các trái tim yêu giáo dục bàn luận sôi nổi nhằm hỗ trợ cộng động quanh mình có nhiều kiến thức và kỹ năng hơn. Họ đã cùng nhau tìm hiểu các vấn đề xã hội gây nên bởi những thiếu hụt giáo dục của từng quốc gia. Dù là một khối liên kết nhưng các nước ASEAN và Nhật Bản vẫn tồn tại những khoảng cách về sự phát triển. Từ sự chia sẻ thẳng thắn, trực diện, đại biểu 11 nước đã cùng nhau thảo luận, đánh giá những nguyên nhân chung lẫn riêng. Nhờ đó, họ cùng tìm giải pháp, học cách xây dựng và phát triển dự án cộng đồng với sự hướng dẫn của chuyên gia giáo dục Ayumi Kimura Komabayashi. Cô là người đã tham gia SSEAYP 14 năm trước và liên tục cống hiến cho hoạt động giáo dục tại nhiều quốc gia Á – Âu khác nhau. Ngoài ra, đại biểu Bùi Hoàng Anh vô cùng thích thú khi được học về hai định hướng giáo dục nổi bật hiện nay: giáo dục phổ cập và giáo dục bình đẳng. Hai khái niệm này yêu cầu người giáo viên phải tập trung đến việc “chiến lược hóa” công việc dạy của mình để phù hợp với mọi kiểu người học. Từ các hoạt động thảo luận, những kỹ năng mềm như cách lắng nghe đối phương, trình bày ý tưởng và làm việc nhóm với các thành viên đa quốc tịch. Đại biểu Phan Thị Tâm Đan cho biết, cô và các thành viên khác còn thực hành cách truyền tải kiến thức qua những lá thư tay.

Các đại biểu đến thăm Bộ Giáo dục Brunei

Kết thúc chuyến hải trình kéo dài 52 ngày, mỗi đại biểu đều mang về những hành trang đáng quý để đóng góp cho quê nhà. Là một giảng viên đại học, đại biểu Hải Yến nhận ra sinh viên mới chính là trung tâm, chủ động tìm tòi điều mình muốn phát triển của lớp học chứ không phải giảng viên như phương pháp truyền thống. Hiện nay, Hải Yến tổ chức hoạt động nhóm nhiều để khuyến khích tinh thần làm việc nhóm, tính tự giác và chủ động. Kế thừa tinh thần “Leave no one behind – Không bỏ rơi một ai”, đại biểu Đức Anh cùng đoàn đã thực hiện chương trình  “Giáo dục kỹ năng qua sách” cho các trẻ em vùng cao Ba Vì hiểu hơn về văn hóa các nước ASEAN – Nhật Bản, các hiện tượng khoa học và kỹ năng nói tiếng Anh cơ bản. Được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ SSEAYP, các bạn trẻ quyết tâm sẽ xông pha thật nhiều trong nhiều chương trình giáo dục hơn nữa để cống hiến hết khả năng có thể.

Cuộc tìm kiếm đại biểu Việt Nam tham dự SSEAYP 2019 dự kiến sẽ mở đơn ứng tuyển vào cuối tháng 2/2019.

Lisa/starpressvn.net

 



Bài viết cùng chuyên mục