.
.

Sinh viên RMIT tham gia làm tay điện cho người khuyết tật


Hợp tác giữa Vulcan Augmetics Social Enterprise (doanh nghiệp khởi nghiệp chuyên sản xuất tay chân giả linh hoạt với giá cả phải chăng) và RMIT Việt Nam tiếp tục giúp nâng cao kỹ năng kỹ thuật và công nghệ cho sinh viên trường.

Trưởng khoa Khoa học và Công nghệ Phó giáo sư Eric Dimla cho biết sinh viên RMIT Việt Nam được tạo cơ hội tham gia thiết kế mô hình tay điện giúp người khuyết tật làm một số công việc đặc thù.

1.Two_students_implementing_a_part_of_the_prothesis_arm_project_that_could_help_amputees_carry_out_specific_tasks

Hai sinh viên ngành Kỹ thuật đang thiết kế một phần của tay điện nhằm giúp người khuyết tật làm một số công việc đặc thù.

“Các em được yêu cầu nghiên cứu và chế tạo một cánh tay điện có thể hỗ trợ người khuyết tật làm một số công việc cụ thể như rửa chén bát”, Phó giáo sư Dimla giải thích. “Nhiệm vụ này đầy thách thức vì các em phải tạo ra những chuyển động để người khuyết tật có thể thực hiện công việc một cách bình thường. Các em đã hoàn thành thiết kế cơ học và bản mẫu điều khiển điện tử đầu tiên. Các em sẽ kết hợp hai phần lại với nhau và thử hệ thống trong thời gian tới đây”.

Giảng viên Khoa Khoa học và Công nghệ cũng hỗ trợ cho sáng kiến “Bàn tay Robot” Uplift của Vulcan Augmetics bằng cách tham gia vào Hội đồng hỗ trợ quảng bá dự án cho đơn vị này. “Bàn tay Robot” Uplift là sáng kiến nhằm tạo cơ hội cho 30 người khuyết tật tại Việt Nam được lắp tay điện và giới thiệu việc làm miễn phí. Dự án này đã dành chiến thắng trong Giải thưởng Doanh nhân cộng đồng đầu tiên vào đầu năm nay và sẽ đại diện cho Việt Nam tham gia tranh tài trên đấu trường quốc tế – the Venture, được tổ chức vào tháng Năm này.

Phó giáo sư Dimla lý giải rằng dự án đã giúp trường đạt thành một trong những mục tiêu quan trọng trong kiến tạo ra những đóng góp có giá trị và tạo ảnh hưởng cho xã hội. “Đây là cơ hội để Khoa không chỉ thể hiện chuyên môn trong mảng kỹ thuật và công nghệ, mà còn đóng góp vào một dự án tạo tác động to lớn như vậy cho cộng đồng”.

2.The_students_discussing_the_mechanical_prototype_of_the_prothesis_arm

Sinh viên thảo luận về các nguyên lý vận hành của tay điện.

Đại học RMIT Việt Nam và Vulcan Augmetics vừa ký một Biên bản ghi nhớ nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác đôi bên.

“Là một doanh nghiệp khởi nghiệp, Vulcan Augmetics có thể cho sinh viên chúng tôi thấy cách phát hiện ý tưởng như thế nào, cũng như các bước và quy trình các em cần trải qua để đưa một sản phẩm từ khâu ý tưởng ra thị trường”, Phó giáo sư giải thích. “Chúng tôi rất lấy làm vinh hạnh được hợp tác với Vulcan Augmetics từ những ngày đầu như vầy qua việc đưa sinh viên đến thực tập, cũng như các dự án hợp tác gần đây cho sinh viên năm cuối và nhằm đáp ứng những yêu cầu của hoạt động đánh giá từ kinh nghiệm thực tiễn mà trường đang áp dụng”.

Trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ, hai bên sẽ hợp tác trong một số lĩnh vực trong đó có các dự án học từ thực tế; tham quan văn phòng làm việc; thực tập; tham gia Ban cố vấn doanh nghiệp của Khoa; và các buổi nói chuyện và hội thảo liên quan đến những chủ đề như vận hành doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư duy thiết kế, vận hành sản xuất trong các công ty nhỏ, cơ điện tử cho tay chân giả, nhằm chuẩn bị cho sinh viên RMIT sẵn sàng làm việc trong những công ty thiết kế và các doanh nghiệp khởi nghiệp.

3_Engineering_students_presenting_their_work_to_CEO_and_CTO_of_Vulcan_Augmetics

Sinh viên trình bày phần việc của mình với Giám đốc Điều hành và Giám đốc Công nghệ cùa Vulcan Augmetics.

Ông Rafael Masters, Nhà sáng lập và là Giám đốc điều hành của Vulcan Augmetics, cho biết ông rất trân trọng mối quan hệ hợp tác với RMIT và hy vọng sẽ mở rộng quy mô cộng tác trong những năm tới.

Ông nói: “Trong quá trình làm việc cho dự án Uplift, chúng tôi nhận thấy RMIT là một đơn vị có tư duy cấp tiến, rất có khả năng thích ứng và hết sức chủ động, và cũng là đối tác lý tưởng cho chiến dịch của chúng tôi. RMIT đã hỗ trợ chúng tôi trong tiếp cận cộng đồng và cung cấp cho chúng tôi thực tập sinh cũng như đội ngũ thiết kế. Chúng tôi sẽ làm việc với RMIT để ra mắt chuỗi các cuộc thi hackathon khoa học tự nhiên vào cuối năm nay nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận nhiều hơn với thiết kế sản phẩm”.

Lisa Thúy/starpressvn.net



Bài viết cùng chuyên mục