Được khởi công xây dựng lại vào năm 1982 và chính thức hoạt động năm 1984, trải qua hơn 30 năm hoạt động, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt là nơi đầu tiên và duy nhất trong cả nước nghiên cứu và chế tạo ra các đồng vị phóng xạ phục vụ cho công tác đào tạo và y tế.
Được hoạt động lại vào năm 1984, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt là nơi đầu tiên và duy nhất trong cả nước nghiên cứu và chế tạo ra các đồng vị phóng xạ phục vụ cho công tác đào tạo và y tế.
Với công suất 500 kW, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hiện nay sử dụng hoàn toàn các bó nhiên liệu LEU (uranium có độ làm giàu thấp).
Để đi vào trung tâm của lò, cán bộ nhân viên và khách tham quan phải được trang bị đồ bảo hộ và một số thông tin cần thiết.
Hành lang dẫn đến trung tâm lò phản ứng được xây dựng bằng bê tông hết sức kiên cố để ngăn tia phóng xạ lọt ra ngoài.
Trung tâm điều khiển lò phản ứng hạt nhân được trang bị máy móc hiện đại và tiên tiến nhất. Dù có thể hoạt động tối đa 25 ngày/ tháng, nhưng hiện tại, công suất của lò phản ứng mới chỉ dừng ở mức 7 ngày/ tháng. Thời gian còn lại, dùng cho việc đào tạo, nghiên cứu.
Hệ thống lò phản ứng khép kín, đảm bảo an toàn.
Ngay trong thời điểm lò đang hoạt động, mức độ phóng xạ vẫn ở mức cho phép.
Các thông số phóng xạ được theo dõi một cách chặt chẽ thông qua hệ thống máy tính.
Và hệ thống chuông báo tự động.
Máy sản xuất đồng vị phóng xạ I -131 dạng dung dịch được dùng trong chữa bệnh ung thư. Thiết bị có giá hơn 15 tỷ đồng, được nhập về từ Đức với quy trình khép kín.
Ông Dương Văn Đông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Điều chế Đồng vị phóng xạ cho biết, hiện nay, sản phẩm của trung tâm sản xuất ra đến đâu là tiêu thụ hết đến đấy. Một phần do nhu cầu thị trường quá lớn, một phần do lò phản ứng hạt nhân vẫn còn đang hoạt động cầm chừng, không hết công suất để đảm bảo những tiêu chí an toàn đã đề ra.
Hệ thống sản xuất đồng vị phóng xạ I -131 dạng viên nang.
Các máy này đều được chế tạo nguyên khối với các lớp bọc chì xung quanh, đảm bảo ngăn được nguồn phóng xạ lọt ra bên ngoài. Người dùng chỉ việc thao tác thông qua các tay cầm được trang bị bên ngoài.
Đồng vị phóng xạ có thời gian phân hủy ngắn, do đó cần được lưu trữ vào các thiết bị phù hợp trước khi vận chuyển đi xa. Máy phát đồng vị Tc-99m GENERATOR có giá hơn 20 triệu đồng, nặng hơn 20kg này là một thiết bị như thế.
Ngoài việc nghiên cứu, chế tạo đồng vị phóng xạ, viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt còn là nơi theo dõi, quan trắc những hoạt động phóng xạ tại nhiều khu vực trong cả nước, từ đất, nước, không khí cho đến môi trường.
Hệ thống đo tia alpha và Gamma liên tục trong môi trường. Thiết bị này có giá hơn 1 tỷ đồng.
Thiện An – Khám Phá