Chúng tôi đến xã Lùng Phình vào một buổi chiều thu. Lẫn trong cái nắng chan hòa của vùng miền núi Bắc Hà là mùi hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ những cánh đồng dược liệu. Vùng đất Bắc Hà – Lào Cai hôm nay không chỉ có cây lúa, cây ngô mà còn có những cánh đồng dược liệu quý hiếm, trong đó có cây cát cánh.
Chúng tôi đến xã Lùng Phình vào một buổi chiều thu. Lẫn trong cái nắng chan hòa của vùng miền núi Bắc Hà là mùi hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ những cánh đồng dược liệu. Vùng đất Bắc Hà – Lào Cai hôm nay không chỉ có cây lúa, cây ngô mà còn có những cánh đồng dược liệu quý hiếm, trong đó có cây cát cánh. Nhờ phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, được chăm sóc chu đáo, nên cây dược liệu cát cánh phát triển khá tốt và mang lại thu nhập cao gấp 9-10 lần cho bà con so với việc trồng ngô, lúa. Đây là lợi thế đang được kì vọng sẽ tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con và đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Bắc Hà, Tỉnh Lào Cai.
Trên cánh đồng cát cánh, chị Giàng Suốn Phấn – 38 tuổi, người dân tộc Phù Lá vừa trò chuyện vừa thoăn thoắt đưa tay cào cỏ quanh từng gốc cát cánh đang trổ hoa tím biếc. Chị cho biết trước đây gia đình chị chỉ trông chờ vào việc trồng lúa và ngô. Cả nhà 7 miệng ăn không đủ, cuộc sống bấp bênh, đói nghèo. Nhiều khi chị Phấn phải sang Trung Quốc kiếm việc làm thuê nhưng cũng không có việc. Thế nhưng từ khi chuyển đổi sang trồng cây dược liệu cát cánh, kinh tế gia đình chị cải thiện rõ rệt, cuộc sống đầy đủ và sung túc hơn rất nhiều.
chị Giàng Suốn Phấn – 38 tuổi, người dân tộc Phù Lá
Chị Giàng Suốn Phấn còn cho biết thêm rằng nhờ được nhà nước cung cấp giống và phân bón để trồng cát cánh, chị không còn phải rời quê hương sang Trung Quốc làm thuê nữa. Hiện tại nhờ ổn định thu nhập thông qua việc trồng cây dược liệu cát cánh mà vợ chồng chị mua được 2 cái xe máy, 6 con trâu và 4 con ngựa ngoài ra còn để dành được 100 triệu xây nhà.
Gia đình chị Giàng Suốn Phấn là một trong số rất nhiều những hộ dân tại địa phương tham gia trồng cây dược liệu và đã thoát nghèo, thậm chí có của ăn của để. Và hiện tại mô hình này đang được nhân rộng ở hầu khắp các xã ở Huyện Bắc Hà. Dựa vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, phù hợp phát triển nhiều cây dược liệu quý, huyện Bắc Hà có chủ trương vận động, hỗ trợ bà con trên địa bàn trồng cây dược liệu, tạo đà để thoát nghèo bền vững.
Nhiều năm nay, nông dân xã Lùng Phình (Bắc Hà) đã chuyển đổi một phần diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang trồng các loại cây dược liệu. Địa phương đã tích cực hỗ trợ cây giống, trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật giúp nhiều gia đình đổi đời với thu nhập cao gấp 10 lần so với trồng các loại cây khác. Đây là hướng đi mới, mang lại thu nhập cao cho người xã Lùng Phình nói riêng, huyện Bắc Hà nói chung.
Theo ông Bùi Quang Hưng (Phó chủ tịch Huyện Bắc Hà, Lào Cai), hướng đi trên còn góp phần xóa đói, giảm nghèo tạo việc làm, thu nhập cho người dân. Nếu như ngày xưa, thu nhập bình quân khi trồng cây ngô, cây lúa là 10 triệu đồng/ha thì nay đã tăng nhanh vượt bậc. Nhờ sự hợp tác với các doanh nghiệp, đặc biệt là công ty cổ phẩn Nam dược chuyển dịch cơ cấu cây trồng, một số loại cây được nâng tầm giá trị như cát cánh, đương quy thay thế cây ngô thì hiệu quả kinh tế thay đổi rõ rệt. “Thu nhập tăng gấp 10 lần, ngoài ra, nhận thức của bà con nông dân cũng được nâng cao. Nếu phát triển tốt, loài cây dược liệu như cát cánh còn có thể giúp phát triển du lịch trên địa bàn, giúp đời sống của nhân dân ấm no hơn“, ông Hưng cho biết.
Chị Giàng Quy Dím cho biết, cách đây 2 năm, khi được chính quyền xã vận động tham gia thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã và huyện, chị đã tham gia trồng cây cát cánh cùng nhiều hộ dân khác. Vừa học vừa làm dưới sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp Huyện, chị đã thành thục chăm bón cây dược liệu cát cánh. Chị cho biết so với cây lúa cây ngô thì đây là loại cây dễ trồng và chăm sóc hơn. Khi thu hoạch sẽ thu hoạch được cả lá, thân, củ và hoa nên đã đem lại nguồn thu đáng kể. Nhờ cây cát cánh mà kinh tế gia đình chị đã đã ổn định hơn. Và chị còn cho biết, mình vui hơn khi biết trồng cây Cát cánh để sản xuất ra sản phẩm Siro Ho Cảm Ích Nhi cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh dùng khi bị cảm, ho.
Được biết xã Lùng Phình là một trong 8 xã của huyện Bắc Hà nằm trong vùng quy hoạch trồng dược liệu có sự liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý). Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi, lại được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên cây dược liệu cát cánh trồng ở Lùng Phình phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế đạt cao gấp 10 lần so với trồng ngô, lúa. Giá trị thu mua cây cát cánh vào khoảng 250-300 nghìn đồng/kg. Hiện nay, cây cát cánh là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần tạo thu nhập ổn định, xóa đói, giảm nghèo cho người dân, nên chính quyền xã đang vận động nhân dân tiếp tục mở rộng diện tích trong những năm tới.
Trước đây, cũng như bao gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã Lùng Phình, gia đình Giàng Thín Lìn quanh năm chỉ dựa vào một vụ lúa với khoản thu eo hẹp. Thế nhưng từ khi được chính quyền xã vận động, chị đã chuyển sang trồng cây dược liệu cát cánh. Được đầu tư nguồn giống cũng như phân bón và nilon phủ mặt luống, việc trồng cây cát cánh đem lại cải thiện lớn về kinh tế cho gia đình chị. Chị cho biết: “Bình thường chỉ trồng lúa và ngô, không đủ ăn. Nhưng giờ nhờ trồng cây cát cánh mà mỗi tháng có thu nhập đều đặn 5 triệu đồng“. Việc ổn định về kinh tế khi tham gia trồng cây dược liệu còn giúp chị có tiền trang trải cho người em trai đang học đại học xa nhà. Chị mong muốn thời gian tới, diện tích đất trồng cây cát cánh sẽ được mở rộng hơn để nhiều chị em như chị được tham gia và cải thiện kinh tế gia đình, không phải vất vả xa quê làm thuê kiếm kế sinh nhai, sẽ không còn hộ đói nghèo.
Chia sẻ về định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, từ năm 2016, ông Bùi Quang Hưng cho biết Huyện đã chỉ đạo các xã có điều kiện thích hợp chuyển đổi các diện tích trồng ngô, lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây dược liệu. Đến nay, các vùng trồng dược liệu đang tạo ra nhiều chuyển biến tích cực cho các cho địa phương trong xã, đặc biệt là các xã vùng cao. Hiện tại, toàn huyện Bắc Hà đã có trên 100 hộ dân tham gia trồng cây dược liệu. Theo đề án phát triển cây dược liệu của tỉnh Lào Cai, đến năm 2020, huyện Bắc Hà sẽ có trên 84 ha là cây dược liệu, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân và phát triển kinh tế – xã hội của Huyện.
Huyện kết hợp với các đơn vị nghiên cứu uy tín để chọn lọc, lai tạo các giống dược liệu mới có năng suất và chất lượng cao, đặc tính tốt phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương…. Về đầu ra cho sản phẩm, dược liệu cát cánh trên địa bàn xã Lùng Phình được công ty Nam Dược thu mua.
Với cam kết trong việc bảo tồn và phát huy các giống dược liệu của Việt Nam, đồng thời tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho bà con các vùng còn khó khăn, Nam Dược đã nhận được dự đồng hành của dự án BioTrade (dự án phát triển dược liệu sạch của Liên minh châu Âu) từ nhiều năm qua.
Bà Trương Thị Quỳnh Phương – Cán bộ dự án BioTrade cho biết: “Nam Dược là một đối tác lâu năm của BioTrade với rất nhiều vùng dược liệu đã được chuẩn hóa với sự hỗ trợ của dự án. Vùng trồng cát cánh của Nam Dược tại Bắc Hà (Lào Cai) là một trong những vùng ưu tiên của BioTrade do đặc thù tài nguyên đa dạng sinh học dồi dào, nhiều đồng bào dân tộc, đời sống của người dân còn khó khăn, ít lựa chọn phát triển kinh tế.” BioTrade là các nguyên tắc sản xuất bền vững do Liên Hợp quốc đề xướng, bao gồm: bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế bền vững, chia sẻ lợi ích công bằng cho người tham gia sản xuất (đặc biệt nông dân) và minh bạch về pháp luật.
Tiêu chuẩn GACP-WHO được thiết lập trong quá trình trồng cây dược liệu nhằm đảm bảo từ khâu trồng trọt, chăm sóc, thu hái tới khâu bảo quản và sơ chế dược liệu. Vì vậy, đảm bảo dược liệu không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat),… có hoạt chất cao, ổn định, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kiểm định, có thể truy xuất nguồn gốc.
Như vậy, sự liên kết “4 nhà” trong trồng dược liệu theo hướng đi trên thực sự tạo nên “sinh kế lâu bền”, đẩy mạnh trồng cây dược liệu ở Huyện Bắc Hà nói riêng và Việt Nam nói chung, không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo tạo việc làm, thu nhập cho người dân mà quan trọng hơn là giúp nâng cao chất lượng và tính an toàn của các sản phẩm dược phẩm.
theo Trí Thức Trẻ