Hermès vẫn luôn là món phụ kiện dành cho những người thuộc tầng lớp thượng lưu, nhà chẳng có gì ngoài tiền và điều kiện. Nhưng những chiếc túi Hermès có gì đặc biệt ở đây?
Hermès Birkin là cái tên chẳng cần phải quá rành về thời trang cũng biết đến nó. Đó là một thứ xa xỉ phẩm, là cái tên ai mà dù có chồng đủ tiền (tất nhiên là rất nhiều tiền) cũng chưa chắc được chạm tay vào nó.
Với cái giá lên hàng tỉ đồng, lẽ dĩ nhiên không thể so sánh Hermès với những chiếc túi hàng chợ được. Bản thân mỗi chiếc túi xách là một tác phẩm nghệ thuật, với sự kết hợp của nguyên phụ liệu chất lượng, đắt đỏ và quý hiếm, cùng đường kim mũi của chỉ của những người đáng được xếp vào hàng nghệ nhân.
Túi Hermès là đại diện cho những xa xỉ phẩm đắt đỏ bậc nhất thế giới
Thật vậy, người được phép đứng ra gia công túi Hermès phải có nhiều năm kinh nghiệm xử lý xa xỉ xa xỉ phẩm. Thậm chí, Hermès gần như chỉ thuê các nghệ nhân từ trường École Grégoire-Ferrandi – ngôi trường chuyên đào tạo về lĩnh vực hàng xa xỉ mà thôi.
Nhưng cụ thể, một chiếc túi Birkin hoặc Kelly sẽ được tạo ra như thế nào?
1. Chuẩn bị da làm túi
Muốn làm ra một chiếc túi da khiến các chị em phải nghẹn lời, bước đầu tiên là chuẩn bị da. Đầu tiên, miếng da sẽ được kiểm tra bề mặt, đánh dấu lại các lỗi, rồi sau đó loại bỏ chúng.
Nghe thì đơn giản, nhưng công đoạn này cần vài giờ đồng hồ để hoàn thiện vì nó rất quan trọng. Hermès sử dụng da động vật, và đặc điểm của chúng là sau khi phơi, những vết thương – dù chỉ là một vết muỗi đốt – cũng trở nên rất nổi bật.
Sau khi kiểm tra, miếng da bắt đầu được cắt – tất nhiên với một tâm thế cực kỳ cẩn trọng. Lượng da cắt đi sẽ tùy thuộc vào kích cỡ chiếc túi, và có thể cần đến nhiều hơn da của một sinh vật. Ví dụ, người ta có thể cần 4 – 5 bộ da thằn lằn cho 1 chiếc túi.
2. Khâu túi
Các miếng da sẽ được ghép lại với nhau bằng kẹp gỗ, sau đó nghệ nhân bắt đầu thực hiện từng mũi khâu với độ chính xác cực cao.
Người được phép thực hiện những mũi khâu này phải là chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm, vậy nên đó phải là những mũi khâu hoàn hảo. Hơn nữa, Hermès dùng phương pháp “khâu kim giữa” (saddle stitch). Phương pháp này cho phép chỉ bị tuột 1 – 2 mũi mà không gây ảnh hưởng đến những mũi khâu còn lại.
Vải lanh dùng cho túi Hermès phải là loại chống nước, sờ phải mịn, lại chống xuống cấp nhờ được phủ lớp sáp ong bao ngoài.
Các mũi khâu được thực hiện với độ chính xác cực cao
3. Tạo ra nét đặc trưng của thương hiệu
Kết thúc công đoạn khâu, nghệ nhân sẽ gõ búa vào đường chỉ nhằm làm mờ chúng đi, sau đó gọt bớt, chà và đánh bóng. Rốt cục, những chiếc túi sẽ trông hoàn hảo giống nhau, dù được làm từ những miếng da khác nhau.
Túi được đánh bóng, chà nhám…
Chiếc nào cũng phải thật hoàn hảo
4. Làm quai túi
Làm quai túi là một công đoạn cực mệt mỏi, vì có thể mất tới 4 tiếng đồng hồ để làm nó.
Quai túi được làm từ cùng một loại da làm túi, nhưng gồm nhiều lớp. Thường thì quai túi được làm từ 4 – 5 lớp da. Nghệ nhân tạo form chuẩn cho quai, trước khi gắn nó vào túi với độ chính xác hoàn hảo.
5. Gắn “phần cứng” (hardware)
“Phần cứng” ở đây là các mẩu kim loại trang trí trên túi. Không giống như túi truyền thống dùng đinh ốc để cố định các phần này, Hermès có một quy trình riêng biệt mang tên “Pearling” (tạm dịch là “nghiền”). Đối với họ, đinh ốc không phải là lựa chọn tốt, vì qua thời gian chúng sẽ lỏng dần ra.
Sau khi gắn, họ sẽ dán thêm một miếng film lên đó, nhằm bảo vệ các phần kim loại không bị xước. Nó sẽ ở đó cho đến khi người mua quyết định bóc ra.
6. Kiểm tra thành phẩm
Muốn có một chiếc túi hoàn hảo thì không thể thiếu đi công đoạn thẩm tra, và họ có cả một bộ phận riêng để làm điều này. Chiếc túi sẽ được kiểm tra kỹ càng đến từng chi tiết, theo đúng tiêu chuẩn của Hermès.
Nếu thẩm tra viên cảm thấy hài lòng, họ sẽ đóng dấu lên chiếc túi. Con dấu này cho phép Hermès truy xuất lại nguồn gốc của chiếc túi: do xưởng nào, nghệ nhân nào làm ra, và năm xuất xưởng của nó.
Nhưng chưa hết! Chiếc túi sẽ tiếp tục chuyển đến trụ sở xuất kho của Hermès tại thành phố Bobigny (Pháp), và tại đây công đoạn kiểm tra cuối cùng sẽ được thực hiện – tất nhiên là cũng kỹ càng đến từng chi tiết.
Chỉ khi được xác định là hoàn hảo, chiếc túi da mới được đóng gói và chuyển đến các cửa hàng của Hermès.
Vậy còn số phận của những chiếc túi không “qua cửa” thì sao? Rất đơn giản, chúng bị phá hủy! Đây là chính sách của Hermès – họ không muốn bất kỳ sản phẩm không hoàn hảo nào lọt ra ngoài.
Nguồn: Bag Hunter, Yatzer