Nguyễn Phương Chi, cô gái 21 tuổi bén duyên với thư pháp được 3 năm đã vượt qua nhiều “ông đồ” khác để trở thành một trong 3 tác giả vừa được trao giải trong trưng bày triển lãm “Uống nước nhớ nguồn” tại Hội chữ Xuân Bính Thân.
Phương Chi cho biết, ở tuổi của mình, trong khi nhiều người trẻ khác tìm đến với những môn học thời thượng thì cô lại bén duyên với thư pháp vào năm 2013.
“Em được học thư pháp trên trường, vì thích nên em quyết tâm theo học thêm ở ngoài nữa”, Phương Chi nói.
“Bà đồ” 21 tuổi Nguyễn Phương Chi
Phương Chi bảo, cô chưa từng viết chữ ở Văn Miếu. Cô gửi tác phẩm tham gia triển lãm và đoạt giải, đó cũng là cái duyên với thư pháp mà cô không bao giờ nghĩ tới.
Hỏi Phương Chi có ý định theo đuổi sự nghiệp viết thư pháp, cô chia sẻ, cô cảm thấy chưa sẵn sàng và chưa có ý định ngồi viết hoặc cho chữ.
“Mục đích em học để bổ sung kiến thức, thư giãn. Thế nên khi có người gọi em là bà đồ, em chỉ cười, em cũng không thể giải thích hết được coi như họ đã biết tới mình công nhận năng lực của mình”, Phương Chi tâm sự.
Nói về việc tại sao lại lựa chọn môn Tiếng Trung để theo học, Phương Chi cho hay ngoài sở thích văn hóa Trung Quốc có một lý do khá thực tế nữa cô lựa chọn môn học này vì sẽ thuận lợi hơn trong việc lựa chọn công việc sau này.
Trong triển lãm trưng bày thư pháp Hội chữ Xuân Bính Thân, Phương Chi là môn đồ của CLB Nhân Mỹ Học đường đã gửi dự thi tác phẩm “Du tử ngâm”. Cùng gửi tác phẩm dự thi với Chi còn có 99 tác giả khác.
Tác phẩm “Nguồn” của Nguyễn Phương Chi trưng bày tại Hội chữ Xuân Bính Thân
“Nội dung bài thơ được dựa theo chủ đề “Uống nước nhớ nguồn” của năm nay. Nói về tình cảm gia đình, của con với mẹ”, Chi cho biết.
Hội chữ Xuân Bính Thân năm nay có hai hoạt động chính gồm triển lãm thư pháp và viết chữ. Trong đó, triển lãm thư pháp giới thiệu 100 bức thư pháp của những người viết thư pháp nổi tiếng với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”. Triển lãm không những khuyến khích thế hệ trẻ hăng say học tập, kế thừa, biết ơn thế hệ cha ông mà còn từng bước nâng cao hoạt động viết thư pháp, khả năng cảm nhận nét đẹp thư pháp của công chúng.
Trước đó, Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã phối hợp Câu lạc bộ Thư pháp Hà Nội tổ chức thi sát hạch với các thí sinh, nhằm chọn ra những người đủ tiêu chuẩn được viết chữ tại hồ Văn. Trong 44 người t
Việt nam dự, 8 người được cấp thẻ viết chữ tại hồ Văn trong ba năm 2016-2018, 7 người được cấp thẻ năm 2016, số còn lại không đáp ứng yêu cầu. Riêng 100 người đỗ trong cuộc sát hạch năm ngoái được vào thẳng hồ Văn viết chữ.
Theo Dân Việt