.
.

Lạnh gáy với những ca phẫu thuật thời không có thuốc tê


Trước năm 1846, do không có thuốc gây mê hay gây tê nên các bác sĩ cứ thế mổ bệnh nhân trong khi tinh thần họ hoàn toàn tỉnh táo, khiến nhiều người chết vì sốc.

Năm 1846 là lúc những viên thuốc giảm đau đầu tiên được đưa vào sử dụng khi phẫu thuật. Mới đây, trang tin của Anh Daily Mail đưa tin về một cuốn sách được nhà viết sử y học Richard Barnett biên soạn có tên gọi là Crucial Interventions trong đó mô tả những bức ảnh vô cùng chi tiết về những ca phẫu thuật từ thế kỷ 17, 18 và 19.

Những hình ảnh khủng khiếp này tái hiện một cách chân thực nhất khoảnh khắc nhãn cầu mắt bị xuyên thủng, não bị cắt lát và bàn chân bị chặt đứt – tất cả đều được tiến hành trong lúc bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo.

Bởi thực hiện bằng phương pháp hết sức thủ công và ít có sự hỗ trợ của các dụng cụ y tế hiện đại và đặc biệt là không được gây mê nên hầu hết bệnh nhân chết vì sốc sau khi phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng, mất máu. Tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật tại một số bệnh viện Luân Đôn lên tới 80%.

Dưới đây là một số hình ảnh trong cuốn sách, Ngày Nay Online khuyên các độc giả nên cân nhắc trước khi xem. Tuy vậy, đây là những bức ảnh giúp cho y học hiện đại có cái nhìn sâu sắc hơn về sự phát triển ngành y những thế kỷ trước:

Đây là một cuộc phẫu thuật chữa tật mắt lác. Hình ảnh này được lấy từ một cuốn sách giáo khoa năm 1846.

Bệnh nhân này đang được phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư lưỡi bằng cách cắt lưỡi ra làm đôi, loại bỏ khối u rồi lại khâu lại. Thuốc gây mê và sát trùng được phát minh trong thế kỷ này.

Các bác sĩ cắt bỏ ngón chân và bàn chân của bệnh nhân chỉ bằng một con dao thường. Hầu hết các bệnh nhân này đều chết vì sốc hoặc nhiễm trùng hay mất máu quá nhiều.

Quá trình sinh mổ được tiến hành bằng phương pháp thô sơ, khi đó thuốc tê vẫn chưa được sử dụng.

Hình ảnh từ một cuốn sách phẫu thuật năm 1841, các bác sĩ tái tạo hàm dưới bệnh nhân để ngăn ngừa các bệnh về mình. Tới năm 1865, Joseph Lister đã phát hiện ra chất khử trùng giúp bác sĩ thực hiện nhiều hoạt động phức tạp hơn.

Hình ảnh vào năm 1841 cho thấy bệnh nhân đang được khâu động mạch ở vùng háng bằng đường khâu và một móc khâu và phải nén bụng để giảm lưu lượng máu.

Bộ dụng cụ phẫu thuật các bác sĩ sử dụng để phẫu thuật xương và nội tạng từ năm 1841.

Một ca điều trị rò lệ đạo (tổn thương ở vùng gần mắt) cho một nữ tu được ghi lại trong cuốn sách từ năm 1675.

Bác sĩ buộc các động mạch ở cánh tay và khuỷu tay để ngăn chảy máu.

Một ca cắt bỏ bên vú trái năm 1675.

Cách người xưa lấy máu (năm 1675).

Sơ đồ trong cuốn sách năm 1856 cho thấy các bác sỹ mổ xẻ ngực, để lộ các mạch máu phổi, tim.

Theo Xuân Bách

Ngày Nay

 



Bài viết cùng chuyên mục