.
.

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh chia sẻ ý kiến về scandal đạo nhạc của Vũ Cát Tường


Dương Khắc Linh đã có một buổi trò chuyện chia sẻ suy nghĩ của mình về những nghi án đạo nhạc đang gây bão Vpop thời gian gần đây.

Nhân những sự kiện đáng chú ý của Vpop trong thời gian gần đây, chúng tôi đã có một buổi nói chuyện ngắn với nhạc sĩ Dương Khắc Linh, nhàm giúp khán giả hiểu hơn những suy nghĩ, nhậnđịnh của một nhạc sĩ – nhà sản xuất âm nhạc hàng đầu về các vấn đề “nóng hổi” của thị trường nhạc Việt, trong đó có không ít các nghi án đạo nhạc từ những ngôi sao trẻ nổi tiếng bậc nhất đang được chú ý.

“Nghề chính của tôi vẫn là làm nhạc!”

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh: Tôi đánh giá cao Vũ Cát Tường! - Ảnh 1.

Xin chào anh Dương Khắc Linh. Được biết đến với vai trò nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, huấn luyện viên và gần đây nhất là đạo diễn, vậy còn khía cạnh nào mà khán giả chưa biết về Dương Khắc Linh không?

Ngoài những vai trò bạn kể trên ra thì Linh cũng có làm nhiếp ảnh rồi. Trong lúc quay MV thì luôn luôn cần phải chụp những hình ảnh BTS, cho nên tạm thời cũng gọi được là nhiếp ảnh. (Cười lớn). Và những công việc đó chỉ là những điều mà Linh thấy vui để làm, như sở thích vậy thôi chứ không thể là nghề chính được đâu, nghề chính của Linh vẫn là làm nhạc.

Tại sao anh lại quyết định thử sức làm đạo diễn cho MV “Chỉ là” của Trang Pháp?

Đây là bài hát Linh cùng hòa âm, sản xuất với 1 bạn DJ nước ngoài, là sản phẩm rất tâm đắc. Những sản phẩm trước có đôi lần Linh đã gặp sự cố khi thuê những ekip khác làm MV nên lần này quyết định là mình tự làm để có thể quản lý và quyết định chất lượng những shoot quay của mình.

Anh có thể chia sẻ nhiều hơn về quá trình quay MV không?

Quay MV này thì vui lắm, Linh và ekip sang HongKong 4 ngày để quay. Thật ra thì nó như 1 chuyến đi chơi vậy (cười). Đây cũng là lần đầu tiên Linh quay một MV hoành tráng như vậy vì trước đây chỉ quay những MV với bối cảnh đơn giản thôi. MV lần này đi xa cũng học hỏi được nhiều thứ, gặp nhiều cái khó khăn nhưng vẫn vui là chính.

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh: Tôi đánh giá cao Vũ Cát Tường! - Ảnh 2.
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh: Tôi đánh giá cao Vũ Cát Tường! - Ảnh 3.
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh: Tôi đánh giá cao Vũ Cát Tường! - Ảnh 4.
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh: Tôi đánh giá cao Vũ Cát Tường! - Ảnh 5.

“Nhạc thì rất dễ trùng vì nó cũng chỉ có bao nhiêu nốt thôi!”

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh: Tôi đánh giá cao Vũ Cát Tường! - Ảnh 6.

Vpop hiện nay đang chạy theo xu hướng EDM, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng vì những beat nhạc EDM đều kiểu na ná nhau, vì thế nếu mang về làm lại đi chăng nữa thì kết quả vẫn sẽ cho ra những bản nhạc giống nhau, làm rộ lên nghi vấn đạo nhạc. Anh có suy nghĩ gì về điều này?

Đúng là nhạc dance thì dễ bị trùng lắm!

Tại vì những âm thanh và phần beat thì gần như là giống y chang rồi, chỉ có những tiếng “bụp, bụp…”, gần như ai cũng sử dụng những âm thanh giống nhau. Còn nói về cách chơi nhạc và cách phối thì nó cũng không có nhiều lựa chọn trong mô tuýp nhạc dance. Chỉ có phần lời và giai điệu của bài hát sẽ đưa ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình.

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh: Tôi đánh giá cao Vũ Cát Tường! - Ảnh 7.

Để làm nên một bài nhạc thì cần có người nhạc sĩ, người hòa âm… rất nhiều khâu. Mỗi khi có nghi án đạo nhạc thì sẽ xảy ra tình trạng thế này: ca sĩ sẽ nói bài hát là do nhạc sĩ viết, mình chỉ hát; nhạc sĩ có khi lại nói lỗi là do người hòa âm. Anh nghĩ gì về tình trạng này?

Trong một ekip làm nhạc thì ai cũng phải có trách nhiệm, không thể đỗ thừa cho duy nhất một ai cả!

Người Việt mình rất hay đổ thừa, nó gần như là nằm trong văn hóa của người Việt luôn rồi. Mình rất hay đỗ lỗi cho người khác, nhất là đỗ lỗi cho những người đàn em dưới mình để tránh trách nhiệm. Điều này không hay vì khi làm một sản phẩm thì mình phải đoàn kết, mình phải cùng nhau chịu trách nhiệm cho một cái sản phẩm mà mình cho ra đời.

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh: Tôi đánh giá cao Vũ Cát Tường! - Ảnh 8.

Vậy còn nói về quy luật sáng tác – quy luật mà người ta căn cứ để xem bài nhạc đó có đạo hay không, Vũ Cát Tường đã từng nói về quy luật “giống 6 nốt nhạc là đạo nhạc” nhưng nhiều người khác bảo không có luật như vậy. Tóm lại thì có một quy luật nào để quy định điều đó hay không?

Thật ra là có luật đàng hoàng và bên nước ngoài họ ghi rất là rõ ràng. Nhưng chính xác là gì thì Linh cũng không nắm hết đâu (cười).

Linh thấy điều khó nhất với thế giới hiện giờ là đã có internet, Youtube này kia nên việc phát hiện những bài hát giống nhau và chuyện đạo nhạc bị phanh phui sẽ có nguy cơ hơn so với cách đây khoảng 20 năm. Ví dụ như hồi đó mình chưa có internet thì nghệ sĩ mỗi nướcsẽ sống và làm việc riêng của họ, chưa có nhiều vấn đề bị phát hiện. Nhưng sau này thì chúng ta có cả một cộng đồng mạng, nếu trong đó có 1 triệu người thì ít nhất cũng phải có 1-2 người phát hiện bài hát này gần giống với bài hát kia, Cho nên ngày càng nhiều có nhiều vụ việc đạo nhạc là vậy.

Nhạc thì rất dễ trùng vì nó cũng chỉ có bao nhiêu nốt thôi, còn giai điệu, nếu những người làm nhạc cùng thẩm mỹ về gu nghe nhạc thì với một hợp âm đó, họ sẽ làm ra một giai điệu và giai điệu đó sẽ rất dễ bị trùng với nhau. Thời buổi hiện nay, nhiều người không hiểu rõ sẽ dễ nghĩ là đó là đạo nhạc.

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh: Tôi đánh giá cao Vũ Cát Tường! - Ảnh 9.

Khi có nghi án đạo nhạc, khán giả luôn là người tranh luận vấn đề đạo hay không đạo. Và khi khán giả hoang mang không có kết luận cho mình thì họ rất trông chờ vào nhận định của những nhạc sĩ chuyên nghiệp, nhưng những nhạc sĩ chuyên nghiệp lại cũng có những tranh cãi đối lập. Vậy thì khán giả sẽ nghe thông tin kết luận chính xác nhất từ ai?

Ở bên nước ngoài thì đơn giản thôi: mang ra tòa giải quyết. Nếu có liên quan đến pháp luật và tiền bạc thì phải đưa ra tòa án hình sự, vì đây là một sự vi phạm, khi đã ăn cắp một giai điệu để kiếm tiền dựa trên chất xám của một người hoặc đơn vị khác thì đó là một tội rất là lớn, bên nước ngoài họ phạt rất nặng. Ví dụ như bên Mỹ, ai mà bị tố cáo đạo ra tòa mà dính án thì có khi phải trả mấy triệu đô.

Ở Việt Nam mình thì chưa được như vậy, nên khán giả nếu không tin tưởng vào nhận định của ai đó thì họ có quyền quyết định là có tiếp tục nghe nhạc của người nghệ sĩ đó hay không. Vì việc xác định một ca khúc có đạo nhạc hay không đối với nhiều người là điều rất cảm tính, đôi lúc mình nghĩ cái này sao giống nhau vậy nhưng người khác lại nghĩ là không giống.

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh: Tôi đánh giá cao Vũ Cát Tường! - Ảnh 10.

Với chuyên môn của anh thì anh có nhận ra được bài nào là đạo và không đạo không?

Đương nhiên phải nghe được chứ! (Cười lớn)

Nhưng thường thì đồng nghiệp với nhau thì họ rất ngại để lên tiếng nói, anh nghĩ sao về vấn đề này?

Khi mình nói lên thì mình phải có mục đích. Như hồi xưa Linh cũng có lên tiếng vì thấy khán giả họ chưa có hiểu cái gì là đạo. Mục đích của Linh là để khán giả họ nhận định được rõ hơn thế nào là đạo, cái nào đúng, cái nào sai. Còn đến bây giờ thì Linh nghĩ là mình cũng không cần lên tiếng nữa. Chuyện đạo nhạc bây giờ thì quá phổ biến ở Vpop nên khi mà không làm ảnh hưởng đến một đơn vị nào khác thì, thôi, ai muốn làm gì làm (cười).

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh: Tôi đánh giá cao Vũ Cát Tường! - Ảnh 11.

“Ai cũng phải học hỏi nhau”

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh: Tôi đánh giá cao Vũ Cát Tường! - Ảnh 12.

Trong lớp nghệ sĩ mới hiện giờ hoạt động theo kiểu singer – song writer thì anh đánh giá cao ai?

Giới nhạc sĩ thì Linh rất là thích những sản phẩm của Khắc Hưng, xu hướng nhạc Hàn Quốc rất thời thượng và chất lượng rất cao. Ngoài ra Linh cũng rất đánh giá cao Vũ Cát Tường, những sản phẩm âm nhạc của bạn mang một nét rất riêng biệt.

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh: Tôi đánh giá cao Vũ Cát Tường! - Ảnh 13.

Nghệ sĩ Vpop thường bị nói là “bắt chước” Kpop, nhưng cũng có ý kiến cho là Vpop cũng học hỏi từ US-UK thôi, điều đó có đúng không?

Thật ra thì ai cũng học hỏi nhau, kể cả Mỹ thì cũng học hỏi từ Châu Á rất là nhiều. Họ lấy nhiều nhạc dân tộc của Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc và kể cả Việt Nam để pha trộn vào âm nhạc của họ. Linh nghĩ là cả thế giới này nó lớn nhưng cũng rất là nhỏ. Về nghệ thuật, trong tất cả những lĩnh vực như phim, vẽ tranh, nhiếp ảnh, âm nhạc… thì ai cũng phải chịu ảnh hưởng của nhau, ai cũng lấy một nguồn cảm hứng từ đâu đó, và thường thì không phải ở nước mình mà ở một quốc gia khác.

Cho nên là ai cũng học nhau, không ai có thể chỉ nhìn vào mình và tạo ra một cái gì đó cả đâu.

 



Bài viết cùng chuyên mục