.
.

NSƯT Phượng Loan: “Đời này dành trọn cho khán giả”


Với nghệ sĩ Phượng Loan, niềm vui ngày tết là được gặp khán giả. Năm nào không đi hát, bản thân cảm giác như “cá không được gặp nước”.

Mới đây, NSƯT Phượng Loan gặp khán giả trong vở diễn Nàng Xê Đa tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Trong tình cảnh sân khấu còn nhiều khó khăn chồng chất, với chị đây là tín hiệu vui, ít nhất có sân khấu thực tế cho người làm nghề. Bước lên sân khấu của hiện tại, cũng là khi những ký ức ngày xưa ùa về, khiến chị vừa vui, cũng vừa tiếc nuối.

Không thể đặt lên bàn cân so sánh

* Phóng viên: Nàng Xê Đa từng diễn đến 1.500 suất trong quá khứ nhưng nay hy vọng của nhà tổ chức chỉ dừng lại con số 10. Chị thấy gì từ khoảng cách này?

– NSƯT Phượng Loan: Tôi biết sự khác biệt này rất lớn, nhưng không thể đặt lên bàn cân để so sánh được. Ngày xưa, nghệ sĩ chỉ biết có sân khấu. Khán giả không có nhiều lựa chọn để giải trí nên đến với sân khấu nhiều hơn. Cải lương có thời độc tôn. Khi có nhiều loại hình nghệ thuật cùng tồn tại, khán giả càng bị chia nhỏ. Buồn thương hay tiếc nuối, tôi nghĩ không nên, thay vào đó nên nỗ lực nhiều hơn để con số càng được tăng lên. Đó cũng là khi cải lương cho thấy được sức sống, sự thích nghi trong bối cảnh hiện tại.

* Chị có thoải mái khi nhập vai diễn lại một nhân vật đã gắn liền với tên tuổi một nghệ sĩ đi trước?

– Tôi biết tính ý đạo diễn, có kinh nghiệm, cũng không ngại những sự so sánh, hay cho rằng tôi không phù hợp với kép Võ Minh Lâm. Vì thế, tôi bước vào vở diễn rất thoải mái. Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, chỉ cần nghe lời mời, chưa kịp biết tên vở, tôi đã rất mừng, dù không biết vai diễn sẽ như thế nào. Từ ngày tập cho đến khi lên sân khấu, tôi luôn nôn nao không thể tả, đặc biệt khi đi qua một năm nhiều khó khăn.

nsut-phuong-loan-doi-nay-_301612431535

NSƯT Phượng Loan vào vai nàng Xê Đa

– Khán giả có thói quen in trí. Vai diễn nào đó thành công sẽ thường được gắn với một nghệ sĩ, một cách thể hiện nào đó. Ngày xưa, nghệ sĩ tập 3 tháng, diễn một vở suốt 1 năm hoặc hơn, có ngày diễn đến 2-3 suất. Cũng từ đó, tiền bối thấy được những thiếu sót để bồi đắp cho vai diễn tròn trịa nhất.* Cải lương muốn tồn tại phải đổi mới nhưng khi đổi mới lại vướng phải những tranh cãi…

Nhưng nay khi làm lại, nghệ sĩ đi sau không thể sao chép nguyên bản được. Họ cần có màu sắc, dấu ấn riêng cần được phát huy. Bên cạnh đó, những yếu tố phụ trợ như: vũ đạo, âm thanh, ánh sáng cũng được sử dụng nhiều hơn giúp cho vai diễn cuốn hút hơn, nhưng không làm mất đi nội tâm của nhân vật. Ngay cả tôi, nếu được yêu cầu thay đổi, tiếp thu cái mới, vẫn sẵn sàng chấp nhận. Đó cũng là cách để cải lương được mới hơn.

* Sự nỗ lực hiện tại, chị nghĩ đủ chưa?

– Chúng tôi có thể làm nhiều việc trên sân khấu, mới có thể thích ứng được với sự thay đổi diễn ra mỗi ngày, yêu cầu khán giả ngày một cao. Nhưng tôi nghĩ cần hiểu đúng khái niệm đa năng. Đa năng là làm được nhiều việc, nhưng phải đảm bảo đúng, nghệ thuật, chứ không phải đụng gì làm đó mà chẳng có việc gì chuẩn.

Chẳng hạn như nghệ sĩ Hồng Nga, bà hát mùi khán giả khóc, diễn độc khán giả chửi, tấu hài khán giả cười ngất. Đó là sự đa năng đúng nghĩa, làm được nhiều việc nhưng đều đến đỉnh. Nhưng để có được thành quả này, là sự đúc kết của một quãng thời gian rất dài. Tuy nhiên, tôi mong sự nỗ lực nghiêm túc nào cũng sẽ được xem trọng.

nsut-phuong-loan-doi-nay-_961612432131

Nữ nghệ sĩ cho rằng cần sự đổi mới luôn để cải lương tiếp tục phát triển

Người trẻ giỏi nhưng…

* Bên cạnh sự đổi mới thì nguồn nhân lực trẻ là yếu tố đặc biệt quan trọng, chị thấy gì từ thế hệ này?

– Các bạn trẻ bây giờ giỏi. Thời bằng tuổi các bạn, chúng tôi không năng nổ, xông xáo được như thế. Nhưng hơi tiếc họ không có chất giọng đặc biệt như nhiều thế hệ đi trước. Nếu như thế hệ chúng tôi, cô chú đi trước từ màu sắc cá nhân phát triển lên, sau đó hoàn thiện kỹ thuật, thì các bạn hiện tại đi theo con đường ngược lại.

Màu sắc giọng ca phụ thuộc vào trải nghiệm với nghề, kinh nghiệm sống. Một số gương mặt trẻ hát tốt, chỉn chu. Họ cần thêm thời gian để “tạo màu” cho riêng mình. Nhưng cũng khó, hiện tại không có sân khấu để các bạn trải nghiệm. Nếu chỉ đi hát đơn thuần rất khó để rèn nghề.

* Nhưng đôi lúc người ta cũng hay than phiền về người trẻ, nhất là việc rèn nghề…

– Có thực mới vực được đạo. Hiện tại, tình hình sân khấu không mấy khả quan nên nghệ sĩ phải chạy show bên ngoài. Vì thế, việc cân đối thời gian khá khó khăn. Thực sự, tôi nghĩ khó thể có phương án thỏa đáng trong tình cảnh hiện tại.

Tôi không trách họ. Tình yêu nghề, sân khấu trong họ tôi tin chưa bao giờ thôi nồng nhiệt. Dĩ nhiên, khán giả sẽ khó thể hiểu được tâm tư của người trong cuộc. Nghệ sĩ càng phải hiểu điều đó để điều chỉnh, cân đối cho hợp lý. Khi nhận vai, phải làm cho tròn.

nsut-phuong-loan-doi-nay-_111612431802

Nữ nghệ sĩ đánh giá cao năng lực của nghệ sĩ trẻ hiện tại

– Phần lớn sân khấu hiện tại đều xã hội hóa. Việc kêu gọi đầu tư hết sức nan giải. Xã hội hóa sân khấu chỉ đang dừng ở những người yêu, có tâm huyết, chứ chưa phải là sự đầu tư thực thụ. Người kinh doanh khi không thấy được tương lai sẽ khó để họ bỏ vốn.* Từ vở diễn cho đến cách làm nghề, chúng ta đều mong khán giả thông cảm. Nhưng vốn dĩ, họ chỉ cần biết đến thành quả, và đánh giá dựa trên điều đó…

Kịch bản tốt, nghệ sĩ ca hay diễn giỏi nhưng không có tiền, cũng sẽ khó làm hoành tráng, mãn nhãn trong khi công chúng đã tiếp cận được rất nhiều điều tiên tiến trong công nghệ giải trí.

Nghệ sĩ sẽ sẵn sàng chung tay. Nhưng chỉ có niềm tin, sức người cũng không thể làm gì được. Nhiều người đang chạy việc bên ngoài để sống được với sân khấu, với nghề.

Hôm nay là kết quả của rất nhiều vấn đề cộng dồn, không chỉ riêng của nghệ sĩ. Riêng tôi, chỉ biết rằng, nếu có cơ hội đứng sân khấu, sẽ không từ chối dù vai lớn hay nhỏ.

* Như vậy, hy vọng vào một tương lai sáng hơn sẽ là điều khó?         

– Nghệ sĩ vẫn đang làm nghề, vẫn đang cố gắng bám sân khấu thì không có gì không thể hy vọng. Còn con người là còn tất cả. Cải lương đã cũ, sự đổi mới diễn ra chậm nhưng vẫn sống, chứ không hề chết đi. Nó giống như mạch nước ngầm vậy, có thể không nhìn thấy, nhưng vẫn âm thầm chảy.

Nhiều quốc gia trên thế giới, khi giới thiệu sự đặc sắc về văn hóa, sân khấu luôn đứng đầu. Bản sắc dân tộc luôn được gìn giữ. Nhưng để giá trị đó đi xa, tồn tại bền vững, không chỉ nghệ sĩ chúng tôi mà cần nhiều sự góp sức từ các cơ quan, ban ngành có liên quan.

nsut-phuong-loan-doi-nay-_541612431925

Nghệ sĩ Phượng Loan thích làm việc với người trẻ vì được tiếp thêm nhiều năng lượng

– Nhiều năm, tôi không đón tết ở nhà. Ngày trước ở đoàn hát, cứ đến 29 Tết tất cả kéo nhau lên đường, thường đi miền Trung hoặc các tỉnh miền Tây. Đi những vùng sâu, đoàn có khả năng kiếm tiền càng nhiều. Đêm 30 bắt buộc phải hát, vãn hát là đến giao thừa. Khách đến xem đông báo hiệu cho một năm nhiều hy vọng.

* Những ngày tết xưa vẫn còn in đậm trong chị chứ?

Mùng 1, có khi hát đến 3 suất. Đó cũng là những ngày vui nhất với nghệ sĩ, vì luôn được thưởng thêm. Hát 3 suất, chúng tôi sẽ được lãnh tiền 4 suất. Thật ra, ngày đó chúng tôi cũng không có khái niệm lễ tết là gì.

* Nhưng khoảnh khắc đoàn viên không khiến chị chạnh lòng?

– Không biết các cô chú, anh em khác như thế nào nhưng niềm vui ngày tết của tôi là được gặp khán giả, được đi nhiều nơi. Sống với đoàn hát, có thể nói là quãng thời gian hạnh phúc nhất, dẫu có nhiều khó khăn. Năm nào không đi hát, tôi cảm giác như cá không được gặp nước.

Những nơi đi qua để lại cho chúng tôi nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Mùa tết, tôi hầu như đều có mặt ở Nha Trang, Tuy Hòa. Anh em nghệ sĩ được người dân đón tiếp như người thân trong gia đình, dẫu họ cũng chẳng dư giả gì. Họ ăn gì, chơi gì, nghệ sĩ cũng như thế. Tuy nhiên có một quy định dẫu vợ chồng cũng không được ở chung một nhà.

Khi niềm vui bên ngoài quá lớn, nỗi nhớ cũng không còn chiếm chỗ quá nhiều. Có lẽ cũng vì thế, việc cúng kiếng dịp lễ tết tôi cũng không giỏi cho lắm (cười).

nsut-phuong-loan-doi-nay-_691612432271

Nữ nghệ sĩ vẫn luôn hoài niệm về những ngày tết xưa, sống với đoàn hát

Đón tết xa quê – NSƯT Phượng Loan, NSƯT Phương Hồng Thủy:

– Sau này, ai hát xong về nhà nấy nên không còn cảm giác ngày xưa nữa, nhưng tôi luôn giữ những kỷ niệm đó. Theo thói quen, hầu như năm nào tôi cũng phải đi hát đêm giao thừa, chứ không ở nhà. Đến nỗi, cứ tết đến con tôi lại lo nếu không đi diễn ngày đó mẹ sẽ buồn. Chỉ cần mùng 1, tôi có mặt ở nhà là con vui.

* Ắt hẳn những kỷ niệm đó khiến chị tiếc nhớ nhiều, khi nhìn vào thực tại chứ…

Có năm, tôi vừa hát xong lên xe chạy được một đoạn là pháo hoa nổ. Tôi dừng lại, xem mọi người đón năm mới và nghĩ về những ngày còn ở đoàn hát. Tự dưng nước mắt chảy khi nào không hay. Đời này, tôi dành cho khán giả hết. Nhìn khán giả vui, tôi vui gấp bội lần.

* Xin cảm ơn chị!

Theo Trung Sơn/phunuonline.vn



Bài viết cùng chuyên mục