.
.

Thương Ưởng đi theo tiếng gọi của trái tim, quyết chí bỏ Ngụy theo Tần


Bộ phim cổ trang lịch sử Trung Quốc Đại Tần Đế Quốc Chí Thiên Hạ phát sóng 22h30 hàng ngày trên THVL1 đang đi đến hồi gay cấn.

Đại Tần Đế Quốc Chí Thiên Hạ kể về triều đại nhà Tần, từ một đất nước nhỏ bé, đã trở mình chống lại 6 nước, xây dựng nên một Đại Tần hùng mạnh. Bộ phim lấy bối cảnh thế kỷ thứ tư trước Công nguyên, đất nước Trung Hoa trải qua một giai đoạn chìm trong máu lửa với tên gọi thời Chiến quốc. Nước Tần nằm ở phía Tây, vì nhỏ bé nên luôn bị các đế quốc mạnh hơn, đặc biệt là Ngụy quốc ở phía Đông chèn ép.

(37) lớn

Diễn biến phim tiếp theo, vị trí thừa tướng nước Ngụy vẫn đang bị tranh đoạt gay gắt. Trong lúc này, Công Tử Ngang được Bàng Quyên ủng hộ để ngồi vào chức vị này. Để đổi lại, Bàng Quyên yêu cầu Công Tử Ngang ủng hộ sách lược diệt quốc của mình để làm điều kiện. Tâm tư diệt Tần của Bàng Quyên chưa dứt khiến nước Tần loay hoay tìm đường trở mình để thoát khỏi tình thế bí bách hiện tại.

Việc thừa tướng Công Thúc Tọa qua đời, Công Tử Ngang kế nhiệm thừa tướng khiến nước Ngụy có nguy cơ đứng trước chiến quốc lần thứ hai. Bởi lẽ nếu như thời Công Thúc Tọa còn lãnh đạo chỉ tập trung phòng thủ nghiêm ngặt, vừa không để nước yếu khiêu chiến cũng không mạo hiểm thôn tính nước khác. Điều đó thể hiện rõ ở sách lược đối phó với nước Tần, vừa phản kích cuộc chiến phục thù của Đại Tần lại không chủ trương dẫn binh diệt Tần, giữ chừng mực đó mới giúp được nước Ngụy bảo vệ bá tánh được lâu dài.

(37)(1) lớn

Công Tử Ngang lại trái ngược hoàn toàn, với bản tính ham lập đại công, không có quốc sách – mưu lược ổn định, một khi Công Tử Ngang lãnh đạo thì sách lược dẫn binh diệt quốc của Bàng Quyên không còn ai cân bằng, nước Ngụy dĩ nhiên sẽ xúc kích nhiều mặt, xung đột với các nước xung quanh ngày càng nhiều hơn, “chiếc xe này” không sớm thì muộn cũng trượt bánh, trước mắt là việc sáu nước phân Tần sẽ sớm thất bại thảm bại.

Vào thời điểm này, Tần Hiếu Công quyết tâm phấn đấu xây dựng đất nước giàu mạnh, trước hết chiêu tập nhân tài, ông hạ lệnh cầu hiền đãi sĩ: “Không kể là người nước Tần hay người từ nước ngoài tới, hễ ai nghĩ được biện pháp làm cho nước Tần giàu mạnh lên thì sẽ phong làm quan”. Lời kêu gọi đó của Tần Hiếu Công đã thu hút được nhiều nhân tài quy tụ, trong đó có Công Tôn Ưởng.

Biết rằng đất Ngụy không phải là nơi có thể giúp mình tiến thân lập nghiệp, Thương Ưởng quyết định dứt áo ra đi. Trong số thất hùng thời chiến quốc, so với các nước chư hầu ở Trung Nguyên thì nước Tần nằm ở vùng đất Ung hẻo lánh lại xảy ra tranh chấp vương quyền trong nhiều năm nên còn tương đối lạc hậu cả về chính trị kinh tế, văn hóa. Nước láng giềng sát cạnh là nước Ngụy mạnh hơn nước Tần đã chiếm mất của Tần một khoảng đất lớn ở vùng Hà Tây. Tần Hiếu Công lên ngôi quyết chí khôi phục lại vinh quang cho nước Tần bèn ban bố lệnh cầu hiền đãi sĩ nhờ vào đội ngũ nhân tài khắp nơi giúp mình gây dựng đất nước.

Thương Ưởng hay tin, quyết chí bỏ Ngụy theo Tần, liền đi theo tiếng gọi của trái tim khăn gói sang Tần. Thay vì nhờ cậy sự giúp đỡ của người khác để được gặp vua, Thương Ưởng lựa chọn âm thầm đi tìm hiểu tình hình nước Tần trước khi đưa ra quyết sách dâng lên Tần Hiếu Công. Tuy nhiên, ở lần gặp đầu tiên Thương Ưởng không tìm được tiếng nói chung với Tần Hiếu Công.

(44) lớn

Không dễ dàng bỏ cuộc, Thương Ưởng tiếp tục tìm cơ hội trình bày tâm huyết của mình trước mặt vua Tần và các vị bá quan văn võ trong triều đình. Lần này, Tần Hiếu Công có ý muốn thực hiện biến pháp của Thương Ưởng ngay lập tức nhưng các đại thần trong triều lại ra sức phản đối. Tần Hiếu Công nhận thấy số người phản đối quá nhiều mà mình thì lại vừa lên ngôi, nếu quá cứng nhắc sẽ gây ra nội loạn nên tạm gác việc cải cách lại.

Sau khi tình hình ổn thỏa, Tần Hiếu Công hiện tại đã ngồi vững trên vương vị liền phong Thương Ưởng làm Tả Thứ Trưởng và tuyên bố Thương Ưởng sẽ được toàn quyền trong việc thực thi pháp chế cho nước Tần.

Thương Ưởng yêu cầu để thích ứng với hoàn cảnh chính trị kinh tế xã hội phải xuất phát từ luận điểm “giúp đời không chỉ có một con đường, trị nước không cần theo cách cũ”. Ông nhấn mạnh đến cải cách giáo dục, cho rằng cái căn bản của việc trị nước là phải coi trọng nông và binh, muốn dân giàu nước mạnh phải tuyên truyền pháp chế bồi dưỡng nhân tài pháp trị. Vấn đề cốt lõi là phải làm cho dân chúng tất cả đều hiểu biết pháp luật, coi giáo dục là công cụ để truyên truyền pháp luật và bồi dưỡng nhân tài trị nước bằng pháp luật.

(33)(1) lớn

Để đảm bảo việc thực hiện pháp luật mới một cách chính xác, Thương Ưởng không chỉ lấy lòng tin của vua mà còn muốn xây dựng được lòng tin trong dân. Ngoài việc chú trọng xây dựng một nhà nước pháp quyền, Thương Ưởng còn rất chú trọng đến nông nghiệp. Về sau, ông dựa vào biến pháp mà ban bố nhiều điều luật “hà khắc” ít nhất là với đám quan lại, quý tộc nước Tần nhưng lại giúp cho người dân có ruộng để cày cấy, cơm no áo ấm, đưa nông nghiệp nước Tần phát triển sang một thời kỳ mới…

Bộ phim Đại Tần Đế Quốc Chí Thiên Hạ do Hoàng Kiện Trung và Diên Nghệ làm đạo diễn. Phim quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng, thực lực như Phú Đại Long, Cao Viên Viên, Hầu Vịnh, Lý Lập Quần, Vương Chí Phi.

Điểm thu hút nhất của các bộ phim lịch sử chính là mức độ hoành tráng trong bối cảnh phim, phục trang cùng các kỹ xảo hành động. Đại Tần Đế Quốc Chí Thiên Hạ thành công nhờ sự đầu tư chỉn chu của đội ngũ sản xuất, mang đến khán giả những thước phim hào hùng của một thời chiến loạn. Phục trang lẫn tạo hình diễn viên đều phù hợp với giai đoạn lịch sử trong phim, tạo nên tính cách đặc trưng cho mỗi nhân vật. Bên cạnh đó, các kỹ xảo phục dựng cũng rất chân thực, góp phần tăng thêm tính hấp dẫn cho bộ phim.

Bộ phim Đại Tần Đế Quốc Chí Thiên Hạ được phát sóng lúc 22h30 hàng ngày trên kênh THVL1. Bộ phim do đài truyền hình Vĩnh Long và Jet Studio khai thác phát sóng.

Bảo Bảo/starpress



Bài viết cùng chuyên mục