.
.

Tuyết ơi, đừng rơi nữa!


“Đợt này, lạnh quá, chúng tôi cần lắm những chiếc áo ấm, quần áo cũ còn dùng được có thể mang tặng, hãy chuyển cho chúng tôi” – Đặng Như Quỳnh kêu gọi sự chung tay của cộng đồng, và các anh vẫn đang mải miết với hành trình đầy tình người đến với vùng biên cương xa xôi, hẻo lánh.

Trên mạng xã hội thì nóng “xình xịch” với những chiến dịch “chuyển hơi ấm” từ miền xuôi lên miền ngược, trong khi đó thì truyền thông lại hờ hững đến… lạnh lòng.

Chiều ngày 19.1, rùa ở Hồ Gươm chết. Thông tin rùa chết ngay lập tức xuất hiện dày đặc trên phương tiện truyền thông trong nước với nhiều góc độ. Tra cụm từ “cụ rùa chết” trên google thì chỉ trong 0,23 giây có khoảng 1.910.000 kết quả.

Sau rùa Hồ Gươm là chuyện tuyết rơi. Tuyết không còn chỉ là “đặc sản” của Sa Pa hay Mẫu Sơn nữa, cả Ba Vì (Hà Nội), Mộc Châu (Sơn La), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng… đều đã có băng phủ, tuyết rơi. Tuyết lại xuất hiện trên truyền thông với sự hứng thú bởi sự kỳ vĩ của thiên thiên đã hiếm hoi ban tặng cho người Việt Nam.

Không ít người háo hức chờ đợi giờ phút có tuyết, có băng và đổ xô về chơi với tuyết, ngắm băng… Hình ảnh tuyết, băng lại tràn ngập trên phương tiện truyền thông, thậm chí có tờ báo còn giật tít: Ảnh “nóng hổi” về tuyết rơi ở Việt Nam.

Truyền thông đang ở đâu? - 1

Trong khi truyền thông đua nhau đưa tin về “tuyết rơi ở Sapa”, thì trên mạng xã hội nóng hổi với những đợt thiện nguyện “mang hơi ấm lên vùng cao”.

Chỉ có người dân ở miền núi mới thốt lên “tuyết ơi đừng rơi nữa”. Lác đác vào tờ báo đưa tin về người dân ở miền núi đang gồng mình chống chọi với giá rét.

Ngược lại, trên mạng xã hội lại nóng rực với lời kêu gọi chuyển “hơi ấm” lên vùng cao, những chiếc áo, đôi ủng, khăn quàng… vẫn đang âm thầm được các bạn trẻ ở các nhóm thiện nguyện thực hiện. Tiếng kêu “rét quá” từ Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La… vẫn vọng trên mạng xã hội.

Hình ảnh những em bé chân trần, phong phanh chiếc áo mỏng đã thôi thúc để ngày càng có thêm nhiều chuyến đi mang hơi ấm từ miền xuôi lên miền ngược.

Có thể nói, “bữa đại tiệc” cuối năm được nhóm “Quỹ xây trường vùng cao”- do doanh nhân trẻ Đặng Như Quỳnh khởi xướng – đã đạt kỷ lục về tình người. Gần 10.000 học sinh vùng cao ở 12 điểm của 7 tỉnh đã được dự bữa cơm tất niên sớm và nhận quà (mỗi phần quà gồm có bánh chưng, giò nạc, muối, sữa, ủng, áo ấm) trong chương trình “Tết ấm biên cương ươm mầm xanh đất nước”- tổ chức đồng loạt vào sáng 23/1.

Học sinh ở 7 tỉnh vùng cao… lần đầu tiên được biết đến hương vị của đùi gà rán, biết thế nào là xúc xích… lạ lẫm với đôi ủng, ngượng nghịu khoác lên người chiếc áo ấm…

Nhìn hơn 3.000 học trò nghèo vùng cao ở Sốp Cộp (Mường Lạn, Sơn La)  háo hức với bữa tiệc tất niên, với những chiếc áo ấm… nhiều thành viên trong đoàn đã rơi nước mắt.

Họ đã òa khóc khi các em đồng thanh nói hai từ “cảm ơn”. Một thành viên trong đoàn đã chia sẻ: “Niềm hạnh phúc của chúng tớ chỉ đến từ những điều giản dị như vậy thôi. Các anh, chị không cần lời cảm ơn, chỉ mong sau này các em đầy đủ hơn”.

Trở về Hà Nội, các thành viên trong chương trình vẫn trăn trở, ám ảnh. Những bộ quần áo cũ mèm, đôi dép mòn vẹt, những chiếc cặp tự chế bằng bao tải, những bữa ăn trưa là những túi cơm trắng… thôi thúc các bạn trẻ phải làm nhiều hơn nữa cho trẻ em vùng biên cương.

Chứng kiến giá rét đang vây bủa vùng núi cao, doanh nhân trẻ Đặng Như Quỳnh cho hay, họ lại tiếp tục hành trình chuyển “hơi ấm” lên biên cương, vì ở đó vẫn cần lắm những chiếc áo ấm, những đôi ủng, khăn quàng… bởi “ngẫm rằng, khi con người ta biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, thì niềm yêu thương được nhân lên gấp nhiều lần…

Chiều nay, 25/1, 4 xe tải chở 5.000 áo ấm trẻ em, 10 tấn quần áo người lớn, mì tôm lại tiếp tục hành trình đi các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng. “Đợt này, lạnh quá, chúng tôi cần lắm những chiếc áo ấm, quần áo cũ còn dùng được có thể mang tặng, hãy chuyển cho chúng tôi” – Đặng Như Quỳnh kêu gọi sự chung tay của cộng đồng, và các anh vẫn đang mải miết với hành trình đầy tình người đến với vùng biên cương xa xôi, hẻo lánh.

Trên mạng xã hội thì nóng “xình xịch” với những chiến dịch “chuyển hơi ấm” từ miền xuôi lên miền ngược, trong khi đó thì truyền thông lại hờ hững đến… lạnh lòng.

Truyền thông đang ở đâu? Câu hỏi có lẽ không thừa trong những ngày mà rét đang quần thảo miền biên cương.

 

Theo Khám phá



Bài viết cùng chuyên mục