“Khi chúng tôi có không gian riêng, anh ấy không muốn đến gần hay chạm vào tôi, tôi đã nghĩ mình làm điều gì đó sai trái” là lời tâm sự của một người phụ nữ 41 tuổi sống cùng người chồng đồng tính suốt chục năm qua.
Những cuộc hôn nhân với chồng đồng tính đã vượt quá giới hạn chịu đựng về thể chất và tinh thần của những người vợ
“Ít nhất 14 triệu người phụ nữ “thẳng” ở Trung Quốc đang hoặc đã từng mắc kẹt trong một cuộc hôn nhân thất bại với người chồng đồng tính”, Zhang Beichuan, một giáo sư đã nghỉ hưu ở trường Y thuộc Đại học Thanh Đảo, hiện đang là một nhà nghiên cứu hàng đầu về LGBT, trả lời phỏng vấn trang China Daily.
Những người phụ nữ này được gọi là Tongqi, nghĩa là vợ của những người phụ nữ có chồng đồng tính, đã ở trong bóng tối trong suốt nhiều thế kỉ này vì lo ngại những quy định văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Người Trung Quốc thường xuyên đặt áp lực lên con cái để kết hôn ở một độ tuổi nhất định, Zhang nói. Tuy nhiên, trong 2 năm qua, nhóm người này đã công khai câu chuyện của họ, khơi dậy một cuộc tranh luận trong xã hội Trung Quốc.
Lời than thở của những người phụ nữ Tongqui về cuộc hôn nhân đau khổ cho thấy sự phát triển của xã hội hiện đại và nhận thức của phụ nữ về quyền bình đẳng. Những cuộc hôn nhân này cũng đã vượt quá giới hạn chịu đựng về thể chất và tinh thần của những người vợ kết hôn với đàn ông đồng tính”, Zhang cho biết.
Xiao Delan, từng là vợ của một người đàn ông đồng tính, đóng giả cô dâu để nâng cao nhận thức về vấn đề này ở tỉnh Hồ Bắc
Nhiều người phụ nữ đã bị chồng lừa dối vào mối quan hệ cay đắng này vì họ cần hôn nhân để bảo vệ mình khỏi áp lực gia đình và xã hội. Fei Yan, một người phụ nữ 41 tuổi sống ở Hồ Nam, nói rằng cuộc hôn nhân gượng ép của cô với người chồng đồng tính đã khiến cô khổ sở cả cuộc đời.
“Trước khi anh ấy thú nhận với tôi, tôi không hề biết chuyện gì đang xảy ra giữa hai chúng tôi,” Fei nói. Họ có 2 đứa con, đứa lớn giờ đã 10 tuổi. Hai vợ chồng đều có công việc phù hợp. Có vẻ như đây là một gia đình trung lưu hạnh phúc.
“Tuy nhiên, khi chúng tôi có không gian riêng, anh ấy không muốn đến gần hay chạm vào tôi, tôi đã nghĩ mình làm điều gì đó sai trái. Chuyện đó đã khiến tôi rất đau đầu trong 10 năm qua”, Fei cho biết.
80% trong số 20 triệu đàn ông đồng tính Trung Quốc hiện đang hoặc đã trải qua một cuộc hôn nhân giả dối
Theo điều tra của Zhang, khoảng 80% trong số gần 20 triệu đàn ông đồng tính ở Trung Quốc hiện đang hoặc đã từng trải qua một cuộc hôn nhân giả dối.
Là người điều hành của một nhóm tongqi trên mạng xã hội, Ru Meng đã tìm ra hai nguyên nhân của vấn đề này sau hai năm nghiên cứu. Thứ nhất, người đồng tính vẫn bị kì thị ở Trung Quốc. Vì vậy, cuộc hôn nhân được sử dụng như một lá chắn để bảo vệ người đồng tính nam. Thứ hai, dưới áp lực của “đạo đức hiếu thảo”, người đồng tính có xu hướng tìm vợ để có con, thừa kế tài sản của gia đình sau này.
Nhiều phụ nữ đã bỏ việc và trở thành bà nội trợ toàn thời gian sau khi kết hôn, khiến họ bị phụ thuộc tài chính vào người bạn đời. Khi phát hiện ra sự thật, họ giữ im lặng và duy trì cuộc hôn nhân giả dối vì muốn con cái có được một gia đình ổn định.
“Tôi không muốn con tôi lớn lên mà không có cha. Nhưng tôi cũng không muốn chúng phải lớn lên trong một gia đình rối loạn chức năng”, Fei cho biết.
Nhiều người có đủ dũng cảm để li hôn, nhưng li hôn vẫn là một điều gì đó xấu hổ ở Trung Quốc, theo truyền thống đã ăn mòn trong tiềm thức.
Cặp đôi đồng tính nam đầu tiên tại TQ đấu tranh pháp lý cho quyền được đăng kí kết hôn tháng 1.2016
“Việc thiếu giáo dục giới tính trong trường học Trung Quốc đã phần nào gây ra bi kịch của tongqi và thái độ kì thị của xã hội đối với người đồng tính”, Zhang nói. Những người đồng tính thường cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận xu hướng tình dục của họ và do đó, họ quyết định im lặng để không bị xem như là một “quái vật”.
“Các mối quan hệ đồng tính nên được khoan dung và tôn trọng hơn. Và sự kì thị hôn nhân đồng tính cũng nên được giảm đi, do đó thảm kịch tongqi mới có thể được chấm dứt”, Zhang nói.
Theo Dân Việt