Từ Syria, Omar và Nader cuối cùng đã cùng nhau tới được đất nước Na Uy và có một cuộc sống mới hạnh phúc tại đây.
Những mối tình đồng tính đôi khi chỉ khiến người ta nghĩ đến những gam màu trầm, buồn bã đến lặng người. Người ta nói về chia tay trước khi dám nói những lời yêu với nỗi sợ hãi bủa vây trong tâm hồn. Đôi khi, tình yêu chiến thắng được định kiến xã hội, nhưng có lúc họ tự buông bỏ và chỉ khẽ thở dài.
Và đau khổ, buồn bã hơn là những mối tình cách nhau nửa vòng trái đất, những cuộc điện thoại đường dài tưởng chừng như vô vọng. Thổ Nhĩ Kỳ và Na Uy, hai đất nước châu Âu mà nghe mới xa xôi làm sao. Chắc cũng chỉ 4,5 giờ bay nhưng để có được nó trọn vẹn là bao đêm nhìn nhau qua điện thoại, bao dòng tin nhắn qua lại mỗi ngày: vui có, buồn có và cả những lúc chấp nhận kết thúc.
“Không có gì tuyệt vời hơn được nhìn thấy em một lần nữa, được cùng với em trong khoảnh khắc hạnh phúc này; bây giờ và mãi mãi về sau. Cuối cùng, anh đã làm được điều đó”.
Nader và Omar gặp nhau lần đầu tiên tại một quán bar nổi tiếng cho người đồng tính tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tek Yon. Ở nơi thành phố xa lạ của những người nhập cư đến từ Syria, Nader và Omar đã chuyển tới ở cùng nhau. Nơi đây vẫn còn sự kỳ thị dành cho người đồng tính, nhưng chí ít họ đã được sống cùng nhau.
Nhưng rồi một cuộc điện thoại đã thay đổi cuộc đời hai người: Nader được chấp nhận tư cách tị nạn tại Na Uy do Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn. Anh để lại người bạn đời của mình tại Thổ Nhĩ Kỳ, rời tới Na Uy vào năm 2014, tới một thành phố xa lạ mà anh không hề biết gì tại đất nước Bắc Âu xa xôi.
Đó là những ngày hạnh phúc nhưng cũng đầy buồn bã với cả hai. Chuyện tình của hai chàng trai đã khó mà giờ đây, khoảng cách lại chia đôi họ. Omar vẫn đang đếm từng ngày, chờ nhận được đơn chấp nhận tị nạn từ Cao ủy Liên Hiệp Quốc.
Và rồi cuối cùng, cái ngày mà hai người chờ đợi cũng đã tới. Omar được chấp nhận tư cách tị nạn tại Na Uy.
Một cuộc đời mới đã mở ra trước mắt hai người, như một cái kết có hậu trong mỗi câu chuyện cổ tích.
“Không có gì tuyệt vời hơn được nhìn thấy em một lần nữa, được cùng với em trong khoảnh khắc hạnh phúc này; bây giờ và mãi mãi về sau. Cuối cùng, anh đã làm được điều đó”.
Trong ngày sinh nhật của Omar, Nader đã đặt chiếc nhẫn lên tay anh với một lời cầu hôn ngọt ngào: em có đồng ý làm vợ anh chứ?
Giữa tiếng vỗ tay và niềm vui hân hoan của mọi người, Nader và Omar đã trao nhau những nụ hôn và lời hứa sẽ chung sống với nhau suốt đời.
Đêm giao thừa trước ngày Nader lên đường đến Na Uy, hai người nói chuyện với mẹ Omar về kế hoạch của cả hai.
Nader dường như không giấu nỗi lo lắng của mình khi chuẩn bị rời đi: anh để lại công việc, bạn bè và vị hôn thê tại đây.
Nụ hôn tạm biệt đầy hạnh phúc giây phút chia tay.
Sáu tháng sau khi Nader đến Na Uy, hai người vẫn giữ liên lạc và gọi điện với nhau hàng ngày. Niềm mong mỏi được gặp nhau lớn lên trong lòng mỗi người.
Tin vui sau đó cũng đã đến với Omar khi anh cũng được trao tư cách tị nạn để tới Na Uy.
Nader dọn dẹp nhà cửa để đón người bạn đời của mình tới.
Anh không giấu được niềm vui và sự hồi hộp, chờ đón người yêu tại sân bay.
Vài câu chuyện bâng quơ trong lúc chờ đợi.
Và rồi Omar và Nader cũng được gặp nhau, giữa đất trời Na Uy cách xa Thổ Nhĩ Kỳ hay đất nước Syria.
Màn thắp nến lãng mạn được chuẩn bị tại căn hộ của hai người.
Và khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau, mãi mãi về sau.