.
.

Hoa hậu Đỗ Nhật Hà bị ba phản đối kịch liệt, vẫn “cứng đầu” quyết tâm sống thật


Xoay quanh khát khao được sống thật, “được là chính mình”, các khách mời: Ca sĩ, diễn viên Cindy Thái Tài, Hoa hậu Đỗ Nhật Hà, Hoa hậu Hoài Sa đã mạnh mẽ thể hiện quan điểm, cái nhìn và tiếng nói của những người chuyển giới nữ. Những nỗi đau, sự đánh đổi của các khách mời đã trải qua khi chọn lựa chuyển giới sẽ là minh chứng cho sự “khác biệt nhưng không dị thường”.

Có những người “được là chính mình”, đơn giản như được làm những điều mình thích, được làm công việc điều mình mong muốn. Nhưng có những người để được là chính mình, họ phải trả giá bằng vô vàn những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Một trong số đó là cộng đồng chuyển giới nữ. Để có thể dù chỉ một lần được gia đình và xã hội công nhận, họ đã lựa chọn một hành trình gian nan, có thể trả giá bằng cả tính mạng.

chung(1)

Những người phụ nữ “đặc biệt” như: Ca sĩ, diễn viên Cindy Thái Tài (Người đẹp chuyển giới đầu tiên ở Việt Nam), Hoa hậu Đỗ Nhật Hà (Miss International Queen Vietnam 2018) và Hoa hậu Hoài Sa (Miss International Queen Vietnam 2020), sự thành công của họ đại diện cho của cộng đồng người chuyển giới nữ nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung. Nhưng để có được hào quang của hiện tại, họ đã trải qua nhiều áp lực về tâm lý và cả thể xác.

Sinh ra là con trai thì phải làm những điều như là con trai?

Với chủ đề “Được là chính mình”, tập 7 với sự đồng hành của BVote; Charme; Touch Music là cơ hội để các khách mời nói lên những nỗi lòng, khát khao của những người trong cộng đồng LGBT+.

Cindy

Mở đầu tập 7, các khách mời chia sẻ với nhau về thời gian phẫu thuật chuyển giới. Nếu Hoài Sa đã phẫu thuật được 3 năm, Đỗ Nhật Hà hơn 4 năm thì Cindy Thái Tài là lâu nhất với hơn 20 năm. Hoài Sa chia sẻ về khoảnh khắc nhận ra bản thân khác lạ“Ngay từ lúc 2 tuổi, Sa chỉ thích làm con gái, thích váy, thích lấy son của mẹ để lén đánh”. Đối với Cindy Thái Tài cũng vậy “Ngay từ 3 tuổi đi học là thích chơi trò con gái, chọn đồ mặc toàn là đồ con gái”. Chỉ riêng Đỗ Nhật Hà, do áp đặt suy nghĩ từ phía gia đình và còn nhỏ nên Hà nhận thức trễ hơn, cô nghĩ bản thân mình đang sai, những lúc như vậy, Đỗ Nhật Hà cũng chỉ biết “gồng lên, cứng rắn”. Chuyện đó kéo dài đến khi tốt nghiệp thì chấm dứt và cô đã nhận thức được và muốn “sống thật”.

NHTH(2~1

Chia sẻ về quyết định chuyển giới, cả ba khách mời đều có những lý do riêng. Đỗ Nhật Hà nhớ lại “Vào một ngày nọ, khi Hà đứng trước gương, tưởng tượng nếu là con gái thì mình xinh đẹp vậy là quyết định chuyển giới”. Lúc đó, khi kiến thức và thông tin về người chuyển giới còn hạn hẹp, việc chuyển giới là điều rất xa vời vì thiếu kinh phí, kiến thức. Vấp phải sự ngăn cấm từ gia đình, đến nỗi ba của Hoa hậu đòi bỏ nhà đi, may mắn nhận được sự ủng hộ của mẹ, cuối cùng những áp lực, khó khăn và nỗi đau cũng được đền đáp khi Đỗ Nhật Hà kiên quyết chọn sống thật và quyết định chuyển giới để được là chính mình. Trước câu chuyện của Đỗ Nhật Hà, Cindy Thái Tài bày tỏ đồng cảm: “không ai biết rõ mình bằng ba mẹ, vì họ là người sinh ra, nuôi nấng mình từng ngày”.

Không giống Hoa hậu Đỗ Nhật Hà, Hoa hậu Hoài Sa lại may mắn hơn khi nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình. Chính điều đó giúp cô có thêm động lực để đối đầu với những định kiến xã hội và trở về với con người thật.

HOISA1~1

Đối với ca sĩ Cindy Thái Tài, cô gặp khó khăn hơn: “Vào thời điểm đó, họ không có khái niệm về người chuyển giới, họ chỉ biết nam là nam, nữ là nữ. Những người cứu ẻo ẻo sẽ là bê đê hay bóng, bị xã hội, gia đình nghĩ là bệnh”. Kho cô chia sẻ với gia đình, ba mẹ của Cindy giống như “gặp bão táp”. Thậm chí, nữ ca sĩ còn bị xem là thần kinh. Đặc biệt, khi Hoài Sa nhắc tới chuyện từng bị đánh khi học cấp 2, Cindy Thái Tài cũng công nhận mình từng như vậy.

Bởi lẽ đó, những người chuyển giới nữ họ gặp rất nhiều khó khăn, định kiến sống trong hình hành con trai thì phải hành động như con trai. Họ gặp rất nhiều khó khăn để có thể tìm lại và sống là chính mình.

Hành trình gian nan để thay đổi và khẳng định bản thân

Hơn 20 năm trước, Cindy Thái Tài nghĩ mình sẽ không thể sống thật với chính mình: “Mình không được quyền mơ tưởng để trở thành con gái, cho đến khi lớn lên, ra xã hội, có việc làm, nổi tiếng”. Khi LGBT+ và người chuyển giới được công nhận nhiều hơn, cô mới dám ước mơ và quyết tâm để dành tiền, đi chuyển giới ở Thái Lan, vào thời điểm đó, số tiền hơn 30.000 USD là rất đắt. Nhưng với Cindy, cố chấp nhận đánh đổi dù có những nguy cơ về tính mạng và tinh thần.

chung(2)

Hoài Sa cũng ủng hộ Cindy Thái Tài và chia sẻ về gia cảnh nghèo khó nên không đủ chi phí chuyển giới. Nhưng cột mốc chiến thắng Miss Beauty 2015 đã thay đổi cuộc đời cô. Sau cuộc thi hoa hậu cũng phải làm đủ nghề, tranh thủ trau dồi nâng cấp bản thân và quyết định đi chuyển giới để được sống là chính mình.  Chia sẻ kỷ niệm hát One moment in time, cô hào hứng và cảm thấy bản thân được tỏa sáng dù trong một khoảnh khắc như ca từ của bài hát.

Hạnh phúc khi được là chính mình nhưng không quá “lố”

Ngồi tâm sự cùng nhau, cả ba khách mời đều đồng tình về ý nghĩa của sự tự do đối với cộng đồng người chuyển giới nữ và cộng đồng LGBT+. Đối với Đỗ Nhật Hà, cô cảm thấy “đời mình bước sang trang mới hoàn toàn”. Còn với Cindy Thái Tài thì “hạnh phúc và hơn cả hạnh phúc là tự do”. Dường như nếu không sống đúng với chính mình, thể xác bên ngoài giống như “nhà tù”, được xây dựng nên bởi định kiến, áp đặt, kì thị.

Đặc biệt, Hoa hậu Hoài Sa tiết lộ trước khi chuyển giới từng xăm hình. Theo cô chia sẻ: “Đó là cọng lông vũ – tượng trưng của tự do. Với người chuyển giới, đặc biệt là chuyển giới nữ, họ cực kì thích tự do”. Dù là bất kỳ ai, không chỉ riêng người chuyển giới, việc được là chính mình đã là điều hạnh phúc.

POSTER~1

Tuy nhiên, có nhiều bạn trẻ đang vô tình bám vào “sự tự do” ấy để làm nổi bật, chứng minh bản thân mà vô tình làm xấu đi hình ảnh của cộng đồng. Theo Hoài Sa, một số bạn dùng mạng xã hội làm lố, chửi tục, gây sự chú ý để bản thân nổi bật hơn,“nhiều bạn cổ súy cho những việc làm xấu” – Đỗ Nhật Hà tiếp lời. Đôi khi trong hành trình tìm lại chính mình, họ quên đi cái giá phải trả. Cindy Thái Tài cũng bức xúc nhưng cũng dành lời khuyên: “Mỗi người có sở thích khác nhau nhưng đừng lố, đừng để người khác cười vào mặt mình, vào LGBT+”.

Người chuyển giới và khát khao được thi Hoa hậu

Cuối tập 7, Hoa hậu Đỗ Nhật Hà tiết lộ cô sẽ tham gia dự thi Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam sắp tới. Cô chia sẻ: “Chiếc vương miện của một cuộc thi đối với những bạn chuyển giới không chỉ đại diện cho chiến thắng mà còn là sự công nhận của xã hội”. Bên cạnh những lời động viên, Hoa hậu cũng nhận không ít những bình luận tiêu cực, phân biệt và cho rằng người chuyển giới nữ hãy ở yên trong sân chơi của họ. Dẫu biết con đường phía trước còn nhiều chông gai, nhưng cô vẫn mạnh mẽ lựa chọn đương đầu. Cả Hoài Sa và Cindy Thái Tài đều ủng hộ với quyết định của Đỗ Nhật Hà. Hoài Sa cũng nhắn gửi đến cộng đồng “nên cởi mở hơn, đón nhận những người con gái có số phận đặc biệt, khẳng định chúng ta khác biệt nhưng không khác thường”.

NHTH_C~1

Ca sĩ, Diễn viên Cindy Thái Tài (Người đẹp chuyển giới đầu tiên ở Việt Nam), Hoa hậu Đỗ Nhật Hà (Miss International Queen Vietnam 2018) và Hoa hậu Hoài Sa (Miss International Queen Vietnam 2020) – họ chính là những VINAWOMAN, đại diện cho cộng đồng người chuyển giới nữ và cộng đồng LGBT+ đã đầy bản lĩnh khi dám đối diện với những định kiến xã hội, họ lan tỏa nguồn năng lượng và khát vọng mãnh liệt khi quyết định lựa chọn được sống là chính mình.

Tập 8 digital series “VINAWOMAN – Bản lĩnh Việt Nam” phát sóng lúc 20h thứ Bảy ngày 20/11/2021 trên fanpage Woman Talk Vietnam và kênh YouTube UNI NETWORK, phát lại vào 12h trưa Chủ nhật ngày 21/11/2021 trên ứng dụng VieOn.

Bảo Bảo/starpress



Bài viết cùng chuyên mục