.
.

Những hãng công nghệ “ăn cắp” để… thành công


Danh họa Pablo Picasso từng nói: Nghệ sỹ giỏi sao chép, nghệ sỹ vĩ đại ăn trộm. Câu nói này có thể áp dụng được vào cả ngành công nghệ với rất nhiều minh chứng rõ ràng.

Dưới đây là 10 sản phẩm công nghệ “ăn trộm”, “vay mượn” những ý tưởng đã có sẵn, hoàn thiện và chinh phục thành công thị trường.

Vào đầu những năm 70 của thế kỉ trước, giá của những chiếc máy tính đã hạ thấp đến mức người dùng đại trà có thể bắt đầu mua được. Tuy nhiên, về cơ bản bạn vẫn sẽ phải tự “dựng lên” chiếc máy tính của mình. Khi ấy, việc này được xem như sở thích của nhiều người.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 1.

Năm 1977, Apple gây bất ngờ khi ra mắt chiếc Apple II bằng cách xây dựng và lắp đặt hoàn chỉnh một chiếc máy tính để tất cả những gì người dùng cần là mở máy và tận hưởng. Nhiều người cho rằng Apple II là “tổ tiên” của ngành công nghiệp máy tính cá nhân hiện đại.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 3.

Năm 2001, nhiều nhà sản xuất máy tính Windows bắt đầu phát triển những chiếc máy tính bảng đầu tiên dựa trên thông số mà Microsoft đưa ra. Mặc dù thu hút được nhiều sự chú ý, những sản phẩm này không tạo ra được cơn sốt nào vì giá đắt và phần mềm nghèo nàn. Đó là chưa kể đến việc người dùng buộc phải tương tác với máy bằng bút stylus thay vì dùng tay.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 5.

Năm 2010, Apple lần đầu tiên giới thiệu dòng sản phẩm iPad và nó thành công đến mức nhiều người khi nhắc tới máy tính bảng là nghĩ ngay đến iPad của Apple.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 7.

Tương tự, Microsoft cũng là ông lớn công nghệ đầu tiên phát triển tính năng nhận diện giọng nói, tuy nhiên ở thời điểm đó nó không có quá nhiều tính ứng dụng. Đây là ảnh chụp màn hình “MiPad”, một phần mềm nhận diện giọng nói chưa bao giờ được ra mắt chính thức, được trình diễn mẫu bởi Microsoft vào năm 2001.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 9.

Và đây, lại là Apple: Cuối năm 2011, iPhone 4s lên kệ với tính năng Siri. Đây là lần đầu tiên một phần mềm trợ lý ảo nhận diện bằng giọng nói đến gần với người dùng đại trà đến vậy.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 11.

Có thể bạn chưa biết Rio PMP300 trở thành chiếc máy nghe nhạc phổ biến đầu tiên trên thế giới vào năm 1998. Máy có dung lượng bộ nhớ 32 MB và không được đánh giá cao ở trải nghiệm người dùng, đặc biệt là khoản chuyển nhạc từ PC vào chiếc Rio.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 13.

Apple luôn là người tung ra sản phẩm rất đúng lúc. Năm 2001, iPod, với dung lượng bộ nhớ 5 GB, tạo ra một cơn sốt ngay sau khi trình làng. Lúc đó, máy chỉ tương thích với dòng máy tính Mac. Phải mãi tới năm 2004, iPod mới tương thích với máy Windows và càng trở nên phổ biến hơn sau đó.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 15.

IBM được xem là “điện thoại thông minh” đầu tiên trên thế giới với khả năng gọi điện, nhận gửi email, fax… Máy được ra đời năm 1994.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 17.

Điện thoại ngày càng trở nên thông minh hơn vào những năm 2000. Năm 2003, BlackBerry trở thành một hãng sản xuất smartphone thu hút nhiều sự chú ý nhất thị trường khi phổ biến ý tưởng “bạn có thể làm mọi thứ trên chiếc điện thoại của mình.”

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 19.

Tuy nhiên, đến năm 2007, Apple một lần nữa làm thay đổi định nghĩa về điện thoại thông minh cùng chiếc iPhone.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 21.

Năm 1998, Rocket e-Book lên kệ với danh hiệu “máy đọc sách điện tử đầu tiên cho người dùng đại trà”. Nếu bạn thắc mắc, nó có thể lưu được 10 tựa sách.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 23.

Amazon “học hỏi” ý tưởng nói trên và hoàn thiện nó vào năm 2007 với dòng sản phẩm Kindle. Chiếc Kindle đầu tiên được trang bị màn hình e-ink, kết nối di động và bộ nhớ trong 250 MB, tất cả biến nó trở thành sản phẩm máy đọc e-book thân thiện với người dùng đầu tiên trên thế giới.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 25.

Apple giới thiệu chiếc máy tính cá nhân Lisa vào năm 1983. Điểm đặc biệt liên quan tới chiếc máy này nằm ở chỗ nó là thiết bị đầu tiên được trang bị giao diện người dùng đồ họa, giống như thứ bạn vẫn đang tiếp xúc hiện nay. Lisa là “bom xịt” nhưng những “viên gạch” mà nó để lại là rất quan trọng…

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 27.

Nếu hỏi Steve Jobs, ông sẽ thẳng thừng nói Microsoft đã “ăn trộm” giao diện người dùng của Lisa khi phát triển Windows. Tuy nhiên, Bill Gates lại cho rằng cả hai đều được lấy ý tưởng từ cùng một điểm. Dẫu sao đi nữa, Windows sau đó trở thành một “đế chế” phần mềm vẫn vững vàng cho tới tận hôm nay.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 29.

Excite, AltaVista, Lycos và Yahoo là những công cụ tìm kiếm trên Internet đầu tiên.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 31.

Tuy nhiên, Google cùng những thuật toán thông minh với khả năng cho ra đời những kết quả tìm kiếm hiệu quả nhất cho người dùng mới thực sự đưa tìm kiếm trở thành một phần không thể thiếu trong thế giới Internet đối với không ít người.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 33.

Bạn sẽ bất ngờ khi biết ý tưởng về xe điện đã được đưa ra từ những năm 1800. Vào đầu những năm 90 thế kỉ trước, ý tưởng này một lần nữa được nhiều hãng nhắc đến với sự “tham chiến” của nhiều bên như Honda, Chrysler hay Toyota.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 35.

Mãi đến năm 2008, xe điện mới thực sự thu hút được nhiều sự chú ý với sự ra đời của Tesla Roadster.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 37.

Friendster, ra đời năm 2002, là mạng xã hội đầu tiên đạt được sự phổ biến đáng kể. Chỉ trong vòng vài tháng, nó đón nhận 3 tỷ người dùng.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 39.

Tuy nhiên, sự phổ biến của Friendster đổ sụp sau đó với MySpace, ra mắt năm 2003.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 41.

… và rồi, Facebook xuất hiện và cuốn đi tất cả. Đến nay, Facebook đã phát triển cực kì ấn tượng và lấn sân sang nhiều mảng khác như thực tế ảo hay trí thông minh nhân tạo.

Những hãng công nghệ ăn cắp để... thành công - Ảnh 43.

(Tham khảo: Business Insider)



Bài viết cùng chuyên mục