“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Cuộc đời của Yến”… đang là thực đơn “quen mà lạ” dành riêng cho khán giả Việt.
Hài hước xả stress chỉ là “món ăn” tráng miệng!
Đối diện với thị trường phim ảnh với vô số các thể loại phim khác nhau và đặc biệt là loại phim hài hước, khán giả Việt như “bội thực” bởi “món ăn” tưởng ngon những rất dễ ngán. Đặc biệt, thị trường phim chiếu rạp Tết thường tập trung vào các yếu tố gây cười nhưng nội dung khá nhạt của vài năm trước như: “Công chúa teen và ngũ hổ tướng”, “Hello Cô Ba”, “Gia sư nữ quái”, “Nhà có 5 nàng tiên”… Khiến cho khá giả Việt ngán ngẩm với những tình tiết hài hước quá cũ.
Khán giả Việt “kén chọn” hơn đối với phim Việt
Chính vì hướng đến “món ăn” nhạt, không nhiều màu sắc mà có được doanh thu kha khá bởi dàn diễn viên trẻ, ca sỹ khách mời khiến bộ phim xôm tụ hơn và dễ dàng quảng bá hình ảnh mà không cần đầu tư quá nhiều đến chất lượng làm phim. Đơn cử mới đây là bộ phim “Hy sinh đời trai” không quá nhiều nội dung, tình tiết, còn tâm lý nhân vật đơn giản khiến khán giả một phen hụt hẫng.
Hy sinh đời trai với sự tham gia của hàng loạt diễn viên khác mời nổi tiếng nhưng vẫn không hút được khán giả.
Yếu tố hài hước có thể là “điểm mạnh” của phim Việt nhưng dường như nó bị lạm dụng khá nhiều trong các sản phẩm phim điển ảnh, tạo nên một thị trường phim Việt phong phú đến mức người xem không biết tìm đến bộ phim nào để giải trí và thưởng thức đúng nghĩa.
Người Việt không hề dễ tính với “khẩu vị” của mình
Theo đánh giá và cách nhìn nhận của khá giả sau mỗi mỗi sản phẩm phim điện ảnh sau khi được công chiếu thì các nhà làm phim đã dần nắm được “sở thích” của người xem. Một bài học rút ra rằng, người Việt không hề dễ tính trong lựa chọn phim ảnh. Đơn cử, nếu nhìn thấy doanh số chiếu phim thì chắc hẳn mọi người sẽ nhận ra đâu là “món ăn” đúng “khẩu vị” người Viêt!.
Với bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” được chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã từng làm điên đảo các phòng vé trên khắp cả nước. Nói về nội dung phim thì có thể gói gọn trong 2 từ “đơn giản”, đơn giản từ bối cảnh cho đến diễn biến tâm lý nhân vật. Tuy nhiên, điều mà bộ phim làm được chính là chuyển tải được cả một “tâm hồn bình yên” của tuổi thơ để chạm đến lòng người xem. Chưa kể, việc đầu tư công kỹ trong từng thước phim và lựa chọn địa điểm hoang sơ và đậm chất thiên nhiên là một hiệu ứng đặc biệt “ăn khách” của sản phẩm này.
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” với dàn diễn viên nhí không chuyên nhưng gây nên hiệu ứng phim điện ảnh mới tại Việt Nam nhờ những yếu tố bình dị từ tuổi thơ
Không hài hước, không sử dụng dàn ngôi sao nổi tiếng hay dùng chiêu trò PR nhưng những tác phẩm đúng gu người Việt vẫn sẽ tỏa sáng theo cách riêng. “Cuộc đời của Yến” cũng là một bộ phim điện ảnh như vậy. Bối cảnh là cuộc sống của một gia đình từ giữa thế kỷ trước, nhân vật chính cũng chỉ là một người phụ nữ bình thường tận tâm với chồng với con nhưng điểm đặc biệt là tâm lý nhân vật lại được khai thác khá rõ nét. Không lấy tiếng cười khán giả nhưng ngược lại, “chất hy sinh” của người phụ nữ Việt Nam có trong nhân vật Yến đã lấy hết nước mắt khán giả, “nghẹn” và cảm thông chính là cảm xúc cuối cùng của người xem sau khi bộ phim kết thúc..
“Cuộc đời của Yến” lấy nước mắt khán giả bằng chính nhân vật đại diện cho người phụ nữ Việt Nam.
Có thể thấy, phim Việt đang dần tìm thấy lối đi riêng phù hợp nhất với khán giả Việt. Bản chất, khán giả Việt không hề dễ tính trong lựa chọn phim điện ảnh nước nhà và cũng không hề khó tính để tìm kiếm phim Việt hay mà vấn đề là các nhà sản xuất đã tìm thấy đường hướng để chạm đến trái tim khán giả hay chưa. Tết 2016 cận kề và nhiều dự án phim cũng đã được bấm máy và thực hiện, nhiều khán giả đang chờ đợi những sản phẩm khác có đầu tư và ấn tượng hơn nữa…
Theo Thy Shi/nguoiduatin.vn