.
.

6 mẹo hay để tìm ra nhân viên kinh doanh giỏi khi phỏng vấn


Để tìm ra được nhân viên kinh doanh giỏi, các nhà tuyển dụng giàu kinh nghiệm sẽ có bí quyết riêng theo cách nhìn nhận của mình để đánh giá. Mặc dù, không hẳn chỉ qua một cuộc phỏng vấn, ứng viên đã thể hiện được hoàn toàn năng lực và tố chất thiên bẩm của mình nhưng điều này cũng phần nào được đánh giá nhờ vào các mẹo sau đây.

Quan sát biểu hiện bên ngoài

Ngoại hình và cách giao tiếp của nhân viên kinh doanh chưa hẳn quyết định năng lực. Tuy nhiên đây là yếu tố đầu tiên góp phần tác động đến suy nghĩ và lựa chọn của khách hàng. Là một nhà tuyển dụng giàu kinh nghiệm, bạn sẽ có cách nhìn tinh tế để quan sát và nhận định liệu ứng viên có tố chất, phong cách và ngoại hình thuận lợi để có thể làm tốt công việc gặp gỡ, trao đổi và thuyết phục khách hàng hay không.

Cách ứng viên nói về bản thân

Hãy cho ứng viên một khoảng thời gian để họ tự nói về chính mình. Bạn sẽ hiểu họ hơn qua những lời giới thiệu. Đó có thể là tâm tư, nguyện vọng, quan điểm sống, cách nhìn nhận, đánh giá người hay sự việc… Cách họ “tự thuật” về bản thân cũng chính là phương pháp kiểm tra khả năng diễn đạt ngôn từ xem họ trình bày chủ đề có suôn sẻ, mạch lạc, giọng nói có thu hút được người nghe hay không. Đồng thời họ có thể hiện được phong thái, sự tự tin hay của người làm kinh doanh hay không… Đây là các kĩ năng cơ bản cho người làm công việc này.

Đưa ra những câu hỏi mở

Nhà tuyển dụng nên đưa ra các câu hỏi phỏng vấn mở để kiểm tra về năng lực, thái độ với công việc và động lực thúc đẩy của ứng viên. Chẳng hạn, Mục tiêu của bạn khi tham gia vào công việc này là gì? Bạn sẽ giải quyết thế nào nếu không đạt doanh số và bị khách hàng phàn nàn? Bạn mong muốn được làm việc với kiểu khách hàng nào? Bạn sẽ làm gì nếu một khách hàng tiềm năng không muốn gặp bạn?…

logo (3)

Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng CareerLink.vn chia sẻ, qua cách trả lời các câu hỏi, ứng viên sẽ bộc lộ được phẩm chất cần có của một nhân viên kinh doanh giỏi. Đó là sự tự tin, chủ động và linh hoạt, trung thực nhưng khéo léo… và sự hứng khởi với công việc trao đổi với người khác.

Đưa ra những tình huống phải giải quyết

Bên cạnh các câu hỏi mở, bạn cũng cần đặt ra một hay vài tình huống cụ thể trong công việc và đề nghị ứng viên đưa ra giải pháp. Đó có thể là cách để nâng cao doanh số trong tuần này, đặt một cuộc hẹn với một khách hàng bận rộn khó tính hay đàm phán lại các điều khoản với một khách hàng tiềm năng…

Những “bài tập thực hành” về xử lý những tình huống giả tưởng này sẽ là cách hay và thực tế nhất để xác nhận rõ ràng hơn liệu đây có phải là một nhân viên kinh doanh giỏi, hội tụ các tố chất ưu tú của người làm nghề sale hay không.

Nhà tuyển dụng và ứng viên cùng thương lượng

Để tìm kiếm được nhân viên kinh doanh giỏi trong cuộc phỏng vấn, bạn đừng vội đặt sẵn các tiêu chí để được nhận làm việc. Chẳng hạn về mức lương, thưởng, chế độ và các điều kiện làm việc một cách có sẵn và bắt buộc họ tuân theo như các ứng viên khác. Thay vào đó có một mẹo hay được áp dụng đó là qua cách đưa ra điều kiện, cả hai bên cùng thương lượng để đi đến kết quả cuối cùng. Không nên rập khuôn cứng nhắc mà để ứng viên thoải mái tự điều chỉnh và thỏa thuận khi phỏng vấn. Điều này sẽ giúp kiểm tra được khả năng đàm phán, thương lượng và nắm bắt tâm lí đối phương của ứng viên khi làm việc với khách hàng về sau.

Đặt ra một “miếng mồi” nguy hiểm

Thật ra, đây chỉ là cách để nhà tuyển dụng kiểm tra xem liệu ứng viên của mình có phải là người giàu tham vọng hay không.

Một nhân viên kinh doanh giỏi nhất thiết phải có tham vọng. Họ tự đặt cho mình các mục tiêu lớn và kiên trì theo đuổi mà không cần phải bị người khác đốc thúc. Đó là khao khát xuất phát từ trong chính bản tính của chính họ. Nếu mang tâm lí e ngại và thích sự bình ổn thì không thể trở thành nhân viên kinh doanh giỏi, khó đạt thành tựu lớn. Do đó, nhà tuyển dụng có thể đặt ra một điều kiện mang tính “được ăn cả, ngã về không” thử xem ứng viên có dám chấp nhận hay không.

Hảo Đặng



Bài viết cùng chuyên mục