.
.

Cạnh tranh trên thị trường bia: Nỗ lực giữ vị trí và phát triển của thương hiệu nội


Đằng sau mỗi thương hiệu bia là một câu chuyện, một thói quen… điều đó tạo nên văn hóa và tính địa phương rất khó thay thế của bia.

Khó thay đổi thị hiếu người dùng

Bia Sài Gòn, bia Hà Nội, bia Trúc Bạch, bia Dung Quất… những cái tên địa phương đã gắn liền với người tiêu dùng Việt trong vài chục năm hay hàng trăm năm qua và vẫn đang tiếp tục trường tồn với thời gian. Anh Ngọc (Q.Tân Phú, TP.HCM) cho hay với riêng anh,  một lon bia Sài Gòn 333 vẫn là hương vị tuyệt vời nhất vì “quen với vị này rồi nên uống những loại khác thấy không ngon, không đã”. Thỉnh thoảng bạn bè rủ anh có thử một vài loại bia khác như Heineken, hay bia nhập khẩu như Hoegaarden của Bỉ, Budweiser của Mỹ … nhưng rồi cuối cùng vẫn quay về với loại bia truyền thống, quen thuộc. Cũng tương tự, nếu thử hỏi những người dân thủ đô Hà Nội thì có khi họ lại chọn bia Trúc Bạch hay bia Hà Nội vì đó cũng là thói quen bao đời nay. Anh Tuấn (Đống Đa) chia sẻ: “Thường thì chiều hè nóng bức, chỉ cần một cốc bia hơi Hà Nội là mát rượi trong lòng.”

Ở nhiều quốc gia, uống bia được tôn vinh thành một văn hóa. Như người Đức thích uống bia nồng độ cao, thích tụ họp ở quán bia dịp cuối tuần để “buôn chuyện” với bạn bè; người Anh lại chuộng những loại bia nồng độ thấp. Tại TP.HCM, bia thường được uống khi kết thúc một ngày, một tuần làm việc mệt mỏi. Chai bia đầu tiên do người Việt Nam sản xuất được “ra lò” vào năm 1958. Đến năm 1992, nhãn hiệu lon bia đầu tiên sản xuất tại thị trường nội địa mới ra đời bởi Bia Saigon mang tên 333. Sau gần 6 thập niên ra đời và phát triển, bia Sài Gòn đã trở thành thói quen, văn hóa, kỷ niệm của hàng triệu người dân thành phố nói riêng và cả nước nói chung.

bia333lasanphamquenthuoctulauvoinguoi8tieudungviet_eeft

Bia 333 là sản phẩm quen thuộc từ lâu với người tiêu dùng Việt

Chính vì vậy, những loại bia nhập khẩu vốn nổi tiếng ở nhiều quốc gia nhưng khi vào VN vẫn rất khó thay thế. Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor trong năm 2019, thị phần của bia Sài Gòn (Sabeco) vẫn chiếm cao nhất như từ trước đến nay là 40%, thương hiệu bia Hà Nội khoảng 11%… Như vậy, chỉ riêng hai thương hiệu bia lâu đời nhất của VN là bia Sài Gòn và bia Hà Nội đã chiếm hơn 50% thị trường trong nước.

Sức bật của thương hiệu nội

Việc phát triển các thương hiệu nội từ lâu đã được Bộ Công Thương chú trọng, điển hình là chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tưởng phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003. Từ đó đến nay, chính phủ luôn khuyến khích sự đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nội địa – như một công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Trên thị trường bia, những thương hiệu nội cũng có những cú chuyển mình, khẳng định vị thế so với đối thủ ngoại, điển hình là Sabeco và Habeco.

Trong năm vừa qua, Sabeco tập trung vào các hoạt động tái cấu trúc bên trong như đồng loạt thay đổi nhận diện, bao bì các dòng sản phẩm theo hướng hiện đại, cao cấp hơn, phù hợp với xu thế chuyển dịch tiêu dùng sang các phân khúc bia cao cấp cũng như hướng đến nhóm khách hàng trẻ năng động, bằng việc ra mắt bia Saigon Chill. Habeco trong giai đoạn gần đây cũng đang có những nỗ lực để tiếp tục duy trì thị phần như thay đổi nhận diện thương hiệu, cấu trúc lại sản phẩm, xây dựng kênh phân phối hiện đại và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông. Doanh nghiệp cũng cho ra mắt nhiều sản phẩm mới như Bia Hanoi Bold và Hanoi Light nhằm thích ứng với những biến động của chính sách và thị trường.

hinhbia195_mpzx

Nhiều thương hiệu bia ngoại vào Việt Nam nhưng không mấy thành công

Trong khi đó, bất chấp tiềm lực mạnh mẽ hay lịch sử lâu đời, nhiều thương hiệu ngoại sau khi tham gia vào VN cũng phải rút lui hoặc chỉ đang lay lắt trên thị trường. Ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – nước giải khát VN cho rằng, khả năng chinh phục thị trường của các thương hiệu bia phụ thuộc lớn vào các yếu tố xuất phát từ chất lượng sản phẩm, lợi thế doanh nghiệp, bao gồm dịch vụ, vốn, trình độ, trách nhiệm xã hội… Bởi thực tế, những tên tuổi lớn như Foster, BGI đã phải rời cuộc chơi hay AB-InBev, Carlsberg là số một thế giới, số một Châu Âu nhưng không phải số một ở VN.

Người tiêu dùng đang ngày càng thông minh và sáng suốt hơn trong quyết định lựa chọn của mình, cân nhắc dựa trên chất lượng, chi phí, nguồn gốc xuất xứ… Thế nên, thị trường VN sẽ tự phân loại và đào thải để giữ lại những cái tên xứng đáng.

Khánh Nguyệt

 



Bài viết cùng chuyên mục