.
.

“Kinh tế muốn vững phải đi bằng 2 chân”


Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với PV NTNN/Dân Việt về những đột phá của nền kinh tế được đặt ra trong Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng XII.

Phải đi bằng hai chân

Thưa ông, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH 5 năm 2011 – 2015, phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 – 2020, Dự thảo báo cáo Chính trị Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ: Giai đoạn tới sẽ tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước. Như vậy có phải chúng ta sẽ phải hướng nội nhiều hơn không? 

“kinh te muon vung phai di bang 2 chan” hinh anh 1

Đột phá kinh tế biển là chủ trương, chiến lược lớn của Đảng, Nhà nước ta. Ảnh, ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt cá ở biển Trường Sa.    Ảnh:  I.T

– Trước hết cần phải khẳng định trong nhận thức về thị trường có một thời kỳ cực  đoan, thậm chí đó là xu hướng thế giới. Đó là  đóng cửa, khép kín và thay thế nhập khẩu (các nước XHCN bị  bao vây cấm vận), rồi có thời kỳ sau đó lại hướng  mạnh  về xuất khẩu. Việt Nam cũng có thời kỳ như vậy, đó là  vào những  năm đầu của  thời kỳ đổi mới. Khi đó chỉ quan tâm đến xuất khẩu trong khi  bán hàng trong nước toàn hàng xấu, khiến cho tâm lý ấn tượng hàng trong nước kém.

Thế nhưng trong những năm gần đây, với xu hướng hội nhập thì có sự mờ dần giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Nói cách khác là có phần coi  trọng thị trường trong nước hơn thời kỳ trước đó bởi lẽ nếu không khi thị trường xuất khẩu có biến động, đóng cửa thì thị trường trong nước cũng  sẽ lúng túng.

Đây chính là căn cứ để chúng ta phải coi trọng cả thị trường trong nước và nước ngoài. Tức là phải đi  bằng cả hai chân.

Cũng liên quan đến vấn đề  phát triển thị trường trong nước, dự thảo báo cáo cũng chỉ rõ thực trạng yếu kém của sản xuất trong nước, khiến hàng hóa nội địa lép vế ngay tại sân nhà… Chúng ta cũng chưa tạo ra sản phẩm cạnh tranh. Theo ông cần phải làm gì để thay đổi thực tế này?

–  Thời gian qua  đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển thị trường trong nước. Đặc biệt là với chương trình người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Nhưng có một cái khó, và quan trọng nhất đó là trong nhận thức của doanh nghiệp chưa coi   thị trường trong nước là mục tiêu, định hướng của mình, mà lại coi thị trường  trong nước là nơi bán những hàng  không xuất khẩu được và  bị trả về.

Chỉ khi thay đổi được lối suy nghĩ như vậy thì thị  trường trong nước mới có cơ hội phát triển. Phải thay đổi chiến lược từ tìm hiểu, nghiên cứu, thiết kế mẫu mã, phân phối. Nói  tóm lại là phải có một sự trân trọng đối với khách hàng. Như vậy mới sản xuất ra được hàng hóa mà khách hàng cần.

Đột phá kinh tế biển

Dự thảo báo cáo chính trị nêu ra rằng,  giai đoạn 2016-2020, chúng ta cần phải đột phá trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên, với một nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN thì theo ông cần phải  đột phá theo hướng nào?

– Tôi cho rằng, quan trọng nhất là  tự do hóa thị trường. Trước ta có 49 lĩnh vực hạn  chế sản xuất, thì Luật Đầu tư  mới tháng 7.2015 quy định chỉ còn 6 lĩnh vực, còn lại  tự do  hơn rất nhiều. Nới rộng cho nước ngoài, nới rộng cho Việt kiều trong  bất động  sản. Và thực hiện giá thị  trường cho một số mặt hàng. Đây là sự tự do hóa thị  trường.

Phải tổ chức các chủ thể thị trường, giảm bớt vai trò của chủ thể Nhà nước, nâng cao vai trò của các tập đoàn hỗn hợp, tư nhân, đa sở hữu, xuyên quốc gia. Đó là điểm rất lớn, mới của đột phá. Và phải phát triển thị trường cạnh tranh thực  sự. Quan trọng hơn là phải thực  hiện đồng bộ quy trình thị trường.

Đến năm 2020, dự kiến GDP bình quân đầu người nước ta đạt 3.200 – 3.500 USD mặc dù chưa đạt mức của các nước công nghiệp, nhưng liệu có đạt  hay  không?

-Tôi cho rằng chỉ tiêu  này cũng bình thường vì  được  tính trên cơ sở cứ mỗi năm tăng trưởng 6-7%, sau 10  năm thì tăng  gấp đôi. Bây giờ là  2.100 USD, thì  5 năm  nữa sẽ đạt  được mức đó. Đây  chỉ là  con số  dự báo dựa trên tính toán kỹ thuật. Còn  trên thực  tế còn phụ thuộc  rất nhiều vào biến động tình hình trong nước và thế giới.

“Tôi cho  rằng những  điểm đột phá  nhất của  Việt Nam  trong những năm tới đó là cần tập trung vào kinh tế  biển. Đây là lĩnh vực rất quan trọng, vì hiện nay 28 tỉnh thành của nước ta có biển, chiếm 5% GDP và đến 2020 thì chiếm 50% GDP”.
Ông Nguyễn Minh Phong

Hơn nữa, mình không coi GDP là  mục tiêu số 1 mà  việc kiểm soát vĩ mô ổn định và  chất lượng tăng trưởng như chất lượng sống,… chứ tăng trưởng cao mà nợ  xấu  nhiều thì cũng không ý nghĩa. Đây là  con số  phấn đấu để vừa  đảm bảo đuổi kịp, bám sát một số nước trong khu vực vừa để đảm bảo chất lượng tăng trưởng chứ không thì kéo theo một loạt các hệ lụy của việc phát triển bề rộng hàng chục năm trước.

Vậy theo ông, cần phải tìm đâu ra sự đột phá để tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế trong giai đoạn mới 2016 – 2020?

-Tôi cho  rằng những  điểm đột phá  nhất của Việt Nam  trong những năm tới đó là cần tập trung vào kinh tế  biển. Đây là lĩnh vực rất quan trọng, vì hiện nay 28 tỉnh thành của  nước ta có biển, chiếm 5% GDP và đến 2020 thì chiếm 50% GDP. Đây là một trong  những điểm nhấn rất quan trọng, nó giống như lĩnh vực  nông thôn, nếu  đầu tư đúng hướng vào đây sẽ tạo ra sự phát triển rất nhanh và hiệu quả hơn.

Lâu nay chúng ta phát triển công nghiệp phụ trợ thì tốt rồi, nhưng nếu chúng ta tập trung phát triển tốt kinh tế biển sẽ tạo  ra những mặt hàng riêng của mình, có giá trị  gia tăng rất nhiều. Trong khi phát triển  công nghiệp phụ trợ thì không nhiều người dân được hưởng lợi.

Theo Dân Việt 



Related articles
Bài viết cùng chuyên mục