.
.

Phạm Lê An – Bước chuyển mình đầy gian nan nhưng nhiều cơ hội


Từ cô sinh viên khoa ngoại ngữ trở thành giám đốc công ty dệt Hưng Long, chị Phạm Lê An cho biết con đường đến với thành công hôm nay không trải hoa hồng mà rất gian nan. Tuy vậy, giữa những thách thức khó khăn, chị đã tìm thấy cơ hội để tiếp tục khẳng định mình.

Cách duy nhất vượt qua khó khăn là học tập và không ngừng học hỏi

Tốt nghiệp trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn, cơ duyên nào đưa chị trở thành Giám đốc của công ty dệt Hưng Long?

Mặc dù học khoa ngoại ngữ trường ĐH. Khoa học Xã hội & Nhân văn nhưng tôi đã có máu làm kinh tế từ nhỏ. Năm12 tuổi, tôi đã biết kiếm tiền từ việc thu mua truyện cũ rồi cho bạn bè thuê trong dịp ghỉ hè. Năm thứ hai đại học, tôi cộng tác làm phiên dịch cho các công ty. Tốt nghiệp, tôi may mắn làm việc cho một tập đoàn giày dép XK. Đi lên từ vị trí trợ lý giám đốc, tôi từng bước khẳng định bản thân trên con đường sự nghiệp. Với kinh nghiệm tích lũy từ trường học và thực tiễn, tôi quyết định đầu tư góp vốn vào công ty dệt Hưng Long, mở ra con đường phát triển mới cho bản thân.

pham le an buoc chuyen minh day gian nan nhung nhieu co hoi 1 Phạm Lê An – Bước chuyển mình đầy gian nan nhưng nhiều cơ hội

Phạm Lê An – Giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt Thương Mại Hưng Long

Bước chuyển mình của một cô gái khoa xã hội trở thành doanh nhân có gặp nhiều khó khăn?

Làm kinh tế vốn là công việc nhiều khó khăn, nhất là đối với người chưa được đào tạo bài bản như tôi. Khó khăn thì rất nhiều và cách duy nhất để vượt qua nó chính là học tập và không ngừng học hỏi. Từ khi ra trường, trở thành trợ lý cho giám đốc tài chính, tôi đã dành rất nhiều thời gian để tự học. Tôi mua sách về đọc, tự download các tài liệu kinh tế, tham gia các khóa học nhỏ về quản trị kinh doanh…Sau đó, tôi đăng ký học văn bằng 2 của trường Đại học Kinh tế, tiếp tục đi theo con đường đã chọn. Dần dần, những bài học lý thuyết kết hợp với công việc thực tế giúp tôi tự tin và bản lĩnh hơn. Năm 2012, tôi chính thức trở thành giám đốc kinh doanh của công ty dệt Hưng Long. Bước chuyển mình nhiều gian nan nhưng nghiệm lại đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm quý giá cũng như cơ hội để phát triển sự nghiệp.

pham le an buoc chuyen minh day gian nan nhung nhieu co hoi 2 Phạm Lê An – Bước chuyển mình đầy gian nan nhưng nhiều cơ hội

Năm 2010 cũng là thời điểm khó khăn của ngành dệt may trong nước, chị đã quản lý công ty thế nào để vượt qua giai đoạn này?

Đúng vậy, thời điểm 2010 – 2012 là giai đoạn công ty gặp rất nhiều khó khăn. Thời điểm khủng hoảng kinh tế chung thế giới, các doanh nghiệp trong và ngoài nước hạn chế số lượng đặt hàng khiến dệt Hưng Long mất đi nguồn doanh thu lớn. Trong ba năm liên tục, công ty gần như sản xuất không thu lợi nhuận, doanh thu chỉ đủ trang trải cho nhân công và chi phí sản xuất. Trong thời điểm khó khăn đó, công ty may mắn có được sự đoàn kết của nhân viên. Mọi người cùng nhau hoàn thành các đơn hàng, có khi phải thức đến 12 giờ đêm. Trong khó khăn, tôi đã thấy được sự đáng quý của tình người, nhất là các công nhân viên đã luôn kề vai sát cánh cùng dệt Hưng Long.

Từ năm 2012 đến nay, chúng tôi bắt đầu chuyển hướng kinh doanh, không chỉ tập trung sản xuất đơn hàng trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu cho các thị trường khác như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Campuchia… Với chiến lược đúng đắn, công ty dần khôi phục và tiếp tục đứng vững trong thị trường ngành dệt sợi.

Trong tôi có 50% tính cách nghệ sĩ

Thuộc Top 10 những công ty dệt sợi cùng ngành nghề, dệt Hưng Long có những điểm mạnh gì so với các đối thủ khác?

Công ty dệt Hưng Long vốn là công ty con hoạt động độc lập của công ty Chuang Wei bên Trung Quốc, cũng chuyên sản xuất dệt sợi, dây thun, dây đai, dây luồn trong ngành may mặc, ba lô, túi xách. Nói chung có sự hậu thuẫn đa phương diện từ Chuang Wei… Hiện tại, dệt Hưng Long có khoảng 100 nhân công và nhiều loại máy móc tự động được nhập khẩu. Thế mạnh của công ty là được sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia nước ngoài, đội ngũ nhân viên kỹ thuật được đào tạo bài bản bên Trung Quốc và hệ thống máy móc hiện đại, tân tiến cùng đường lối quản lý cộng hưởng sự nhiệt huyết của cả một tập thể làm nên một thành công nhất định cho Hưng Long.

pham le an buoc chuyen minh day gian nan nhung nhieu co hoi 3 Phạm Lê An – Bước chuyển mình đầy gian nan nhưng nhiều cơ hội

Định hướng mở rộng thị trường của công ty trong năm mới?

Năm 2015, công ty dự định sẽ đầu tư thêm một số máy dệt thun hoa văn được xử lý toàn bộ trên máy vi tính. Loại thun này chưa được sản xuất rộng rãi tại Việt Nam, những đơn hàng này trước kia thường được gửi qua Trung Quốc sản xuất. Việc nhập khẩu máy dệt thun hoa văn sẽ giúp công ty có thêm nhiều đơn đặt hàng trực tiếp từ các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu mà trước đây dệt Hưng Long chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó, chúng tôi còn lên kế hoạch sản xuất băng gai băng dính, sản phẩm mới của công ty. Tin rằng với việc mở rộng sản xuất, công ty sẽ ngày càng phát triển và là địa chỉ uy tín của các khách hàng doanh nghiệp.

Nữ doanh nhân như chị điều hành công ty có gì khác biệt so với phái mạnh?

Khác biệt lớn nhất có lẽ là cách xử lý công việc. Là phụ nữ, tôi xử lý công việc thiên về tình cảm, nhẹ nhàng và trầm ổn. Bản thân có khả năng kiềm chế tốt, tôi ít khi nổi nóng hay có thái độ không hợp tác. Tuy nhiên, tôi lại là người làm việc quyết đoán nhưng cũng vận dụng sự mềm mỏng cần có, giải quyết mọi chuyện rõ ràng đâu ra đó chứ không thích mập mờ. Có lẽ vì vậy, các nhân viên vừa quý mến lại vừa kính nể tôi. (cười).

Là người phụ nữ thành đạt trong công việc, tính cách thường ngày của chị có mạnh mẽ quyết đoán như vậy không?

Trong tôi có 50% tính cách nghệ sỹ. Khác với hình ảnh ở công ty, cuộc sống thường ngày của tôi thiên về sự nữ tính và lãng mạn. Tính cách tôi thuộc trường phái duy tâm chính vì thế đôi lúc giải quyết vấn đề cũng không dứt khoát rõ ràng, quá cảm tính dù biết vấn đề sẽ hưởng ít nhiều đến bản thân. Tôi nghe tất cả các loại nhạc nhẹ trữ tình nếu cảm nhận hay nhưng chung quy vẫn thích nhạc xưa của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên. Bên cạnh những những cuốn sách về kinh tế tâm lý học, tôi cũng thường đọc tiểu thuyết. Đặc biệt lúc tôi 17 tuổi lần đầu tiên biết chạm tay đọc tiểu thuyết là cuốn tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Tôi biết đàn ghi ta. Đó là cách giúp tôi cân bằng cuộc sống và cũng để thắp lửa tiếp tục đam mê với công việc hiện tại.

Cảm ơn chị đã chia sẻ!

 

Hải Lan/ starpress



Related articles
Bài viết cùng chuyên mục