.
.

Thủ đoạn “phù phép” gạo lậu thành gạo nội đặc sản


Tình trạng trà trộn các loại gạo lậu từ khu vực biên giới vào Việt Nam đang có chiều hướng phức tạp khi nhiều thương hiệu gạo của Việt Nam bị mượn tên, đánh tráo.

Ảnh minh họa

Khoảng nửa năm trở lại đây, gạo Campuchia rất phổ biến tại TP.HCM. Để né tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng, nhiều người bán hàng giới thiệu đó là gạo Miên 6 tháng được trồng tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo Hải quan các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, hiện rất ít địa phương miền Tây trồng lúa mùa 6 tháng, nếu có sản lượng cũng không đủ để bao phủ một thị trường rộng lớn với số lượng hàng tấn trong mỗi cửa hàng.

Do nắm bắt được điểm yếu của lực lượng quản lý thị trường là chỉ phát hiện được gạo lậu còn nguyên bao bì khi kiểm tra, nên các thương lái đã sử dụng chiêu gạo ngoại đội lốt gạo nội. “Khi vào các cửa hàng gạo lậu đã được tháo ra và cho vào các bao bì khác với nhãn hiệu khác nhau. Vì vậy, chúng tôi rất khó phát hiện”, ông Nguyễn Văn Bách – Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho hay.

Mua gạo ngoại, thay đổi bao bì, sau đó tung ra thị trường thu lời cao với mác gạo đặc sản Việt Nam đó là cách thức thường thấy của các chủ cửa hàng gạo hiện nay. Trong sự hỗn độn của thị trường gạo, không chỉ người tiêu dùng mà ngay cả cơ quan chức năng cũng lung túng trong việc xác định chính xác nguồn gốc gạo.

Theo NTD



Bài viết cùng chuyên mục