.
.

TP.HCM: Tiêu hủy lô hàng quần áo nhái hiệu Levi’s trị giá hơn 30 tỷ đồng


Lực lượng chức năng vừa tiến hành tiêu hủy lô quần áo nhái thương hiệu Levi’s trị giá 1.5 triệu USD tương đương 33 tỷ đồng.

Ngày 9/6, Cục Thi Hành án dân sự TP.HCM phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan TP.HCM đã tiến hành tiêu hủy lô hàng thời trang quần quần Jean cao cấp nhái thương hiệu Levi’s nổi tiếng có tổng trị giá 1,5 triệu USD (khoảng 33 tỷ đồng) ở khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Tiêu hủy lô hàng quần áo nhái hiệu Levi’s trị giá gần 33 tỷ đồng.

Qua công tác điều tra nắm địa bàn, vào giữa tháng 11/2013, Công an phường Thới An, quận 12 phối hợp với đội quản lý thị trường 12B (QLTT) đã phát hiện công ty TNHH một thành viên SX – TM Gia Đào, ở đường TA 16, phường Thới An, quận 12, TP.HCM do bà Nguyễn Thị Thu Pha (SN 1980) làm giám đốc, đang sản xuất quần jeans hiệu Levi’s nhưng lại ghi “Made in Mexico”.

TP.HCM: Tiêu hủy lô hàng quần áo nhái hiệu Levi’s trị giá hơn 30 tỷ đồng - Ảnh 2.

Lực lượng chức năng tiêu hủy lô hàng quần áo nhái hiệu Levi’s trị giá gần 33 tỷ đồng.

Thời điểm kiểm tra, lực lượng phát hiện có 18.216 cái quần Jean thành phẩm, 960 cái bán thành phẩm nhái thương hiệu Levi’s cùng 144 kg nhãn mác, khuy, nút và 24 bộ máy may, máy vắt sổ, máy dập nhãn…nhái thương hiệu Levi’s nổi tiếng.

TP.HCM: Tiêu hủy lô hàng quần áo nhái hiệu Levi’s trị giá hơn 30 tỷ đồng - Ảnh 3.

Máy móc trang thiết bị bị sung công và tịch thu.

Qua làm việc, bà Pha khai nhận đã ký hợp đồng gia công áo sơ mi, quần các loại cho một công ty ở Venezuela, có gắn nhãn mác “made in Việt Nam” với tổng giá tiền là 130 ngàn USD. Tuy nhiên, phía công ty của bà Pha đã tiến hành sản xuất quần Jean mang nhãn hiệu Levi’s, có ghi xuất xứ là “made in Mexico”. Việc sản xuất không được hãng Levi’s có trụ sở ở Mỹ ủy quyền.

Đến giữa tháng 5/2015, do vi phạm về “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”, bà Nguyễn Thị Thu Pha bị TAND TP HCM tuyên phạt 50 triệu đồng. Ngoài ra, bà Pha còn phải bồi thường cho hãng Levi’s gần 127 triệu đồng (tổn thất về uy tín, chi phí luật sư và các chi phí khác).

Đồng thời, các máy móc, phương tiện sản xuất như máy may, máy vắt sổ, máy dập nhãn dùng để sản xuất hàng giả để sung công và tịch thu… Mới đây, QLTT 12B chuyển giao toàn bộ số tang vật cho Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM tiến hành tiêu hủy theo thẩm quyền.

Theo trí thức trẻ



Related articles
Bài viết cùng chuyên mục