.
.

10 lí do vì sao những người đọc nhiều thường là những lãnh đạo giỏi


Bạn có biết vì sao thói quen đọc sách sẽ giúp bạn phát triển khả năng lãnh đạo không?

Thói quen đọc sách đang dần mai một trên toàn cầu. Số người có thói quen đọc ít đi dự báo sự thiếu hụt các nhà lãnh đạo trong tương lai. Đọc sách cung cấp nền tảng để trở thành một lãnh đạo giỏi, đó là điều không cần phải tranh cãi. Những lãnh đạo nổi tiếng như Steve Jobs hay Elon Musk rất xem trọng việc xây dựng tư duy bằng cách đọc sách. Dưới đây là những lợi ích mà việc đọc sách mang đến cho khả năng lãnh đạo:

10-li-do-vi-sao-nhung-nguoi-doc-nhieu-thuong-la-nhung-lanh-dao-gioi

1. Kĩ năng “con người” tốt hơn

Đọc thúc đẩy não bộ kết nối với các nhân vật trong trang sách. Ngay cả khi không đọc đến cuốn sách ấy trong vài ngày, não vẫn tiếp tục tạo ra những liên kết thần kinh với những trải nghiệm và hành vi của các nhân vật này. Qua sự gắn kết với các nhân vật, chúng ta phát triển trí tuệ cảm xúc của mình và liên kết với người khác tốt hơn. Những kĩ năng này rất quan trọng cho việc lãnh đạo vì chúng giúp chúng ta thật sự kết nối với những người xung quanh.

2. Vốn từ vựng rộng hơn

Đọc nhiều giúp mở rộng vốn từ và cải thiện kĩ năng giao tiếp. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn diễn tả mong muốn hoặc suy nghĩ. Bạn có thể tự đặt ra yêu cầu và tìm kiếm câu trả lời cho chính mình một khi bạn hướng đến việc trở thành một lãnh đạo.

3. Quan điểm toàn diện hơn

Thay vì nhìn thế giới từ một góc phiến diện, người đọc nhiều thường có cái nhìn tổng quan hơn. Thông qua đọc sách, bạn có thể đi đến nhiều nơi trên thế giới, tham gia vào nhiều cuộc đối thoại, và trở thành một phần trong câu chuyện đó. Quan điểm toàn diện không khiến bạn bị giới hạn bởi một góc nhìn cụ thể nào hoặc bị ám ảnh bởi khía cạnh thực tế nào đó của cuộc sống. Hơn thế nữa, bạn sẽ nhìn thấy thế giới như một vùng đất với những thách thức và khả năng vô hạn.

4. Khả năng kết nối tốt hơn

Mọi người thích kết nối và tương tác với những người đọc nhiều vì khả năng giao tiếp cùng vốn từ có chọn lọc của họ. Họ có những đánh giá sâu sắc và hiểu biết tốt trong các cuộc đối thoại. Việc kết nối và tạo dựng mối quan hệ với những người giống mình là bệ phóng lý tưởng hướng đến việc trở thành một nhà lãnh đạo.

5. Thoải mái hơn

Theo một nghiên cứu, đọc sách có thể giúp giảm stress. Khi so sánh với những liệu pháp giảm stress khác như đi bộ, nghe nhạc hoặc uống trà, đọc sách được cho là biện pháp hiệu quả nhất vì nó làm giảm nhịp tim và giải tỏa căng thẳng tạm thời. Với trạng thái “tĩnh” hơn, những người đọc sách thường lạc quan và tập trung cao hơn cho công tác lãnh đạo.

6. Tư duy tốt hơn

Theo nghiên cứu, những người đọc sách là những người suy nghĩ tốt hơn. Vì việc đọc xây dựng cho họ khả năng tư duy để tìm kiếm nguyên nhân và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, đọc về một đề tài mà mà bạn không đồng tình lại có tác động lớn đến cách suy nghĩ của bạn, cả về lập luận logic và sự sáng tạo.

7. Luôn gợi nhớ về quá khứ

Đôi khi, sách cũng như một chiếc gương phản chiếu nhận thức của bản thân. Đọc một cuốn sách nào đó có thể nhắc nhở bạn về những điều bạn từng biết trước đây. Nó sàng lọc những suy nghĩ, nhận thức, và chỉ giữ lại những ý tưởng quan trọng trong tâm trí của bạn.

8. Tràn đầy năng lượng và có mục đích rõ ràng

Đọc sách khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, lạc quan và tự tin. Người đọc sách có sự nhận thức và hình dung tốt hơn các con đường dẫn đến thành công. Đọc sách giúp họ có tư duy sắc bén và chủ động.

9. Duy trì khả năng tập trung cao

Vì đọc sách thường xuyên, những mọt sách có thể duy trì sự tập trung của họ cho cho một dự án dài hạn. Những người này ghét sự xao lãng ngay cả khi họ không phải đọc. Đây cũng là một nhân tố quan trọng cho bất kì nhà lãnh đạo nào.

10. Quản lí thời gian giỏi

Với bất kì người đam mê đọc sách nào, họ luôn có thời gian cho việc đọc. Thay vì ngồi không chờ đợi, đọc sách luôn là một cách hiệu quả để quản lí thời gian và hoàn tất nhiều việc hơn. Bất cứ phút nào bị lãng phí có thể được tận dụng để đọc sách. Nhận thức này cũng tương đồng với tư duy của những nhà lãnh đạo vì họ xem việc tận dụng từng phút một là yếu tố sống còn để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Theo Dung Nguyen (HR Insider)



Bài viết cùng chuyên mục