.
.

5 lời khuyên hữu ích khi bắt đầu với chụp ảnh chân dung


Để chụp được những bức ảnh chân dung đẹp đòi hỏi mỗi người cần dành nhiều thời gian để thực hành và tìm hiểu. 5 lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi bắt đầu với thể loại nhiếp ảnh này.

Chân dung là thể loại nhiếp ảnh được nhiều người theo đuổi, sự đa dạng về tính cách và phong thái của con người có thể nắm bắt bắt được qua những bức ảnh. Để chụp được một bức chân dung thực sự hoàn hảo cần có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố từ kỹ thuật đến tư thế kiểu dáng và sắc thái của người được chụp. Nếu bạn là người mới đến với nhiếp ảnh hay muốn chinh phục thể loại nhiếp ảnh này, có nhiều điều cần thiết để học hỏi. Trong bài viết này, Van.vn sẽ gửi đến bạn đọc 6 bí quyết để bắt đầu với chụp ảnh chân dung được chia sẻ từ tác giả Melinda Smith.

1. Bắt đầu với một ống kính 50mm

Có thể đây chưa phải là ống kính tốt nhất cho chụp ảnh chân dung, nhưng ống 50mm có ưu điểm là ít tốn kém, đa năng và rất phù hợp để bạn bắt đầu.

Một khi đã thành thạo với ống kính này, bạn sẽ biết những gì khác biệt trên những loại ống đắt tiền hơn để quyết định đầu tư, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc về một ống kính 50mm trong túi của mình. Máy ảnh của bạn có thể đi kèm với một Kit lens zoom, nhưng nhược điểm của ống kính này là không thể mở khẩu động quá rộng.

Nhìn vào hình ảnh trên đây, bạn sẽ nhận thấy bức chân dung này có một background màu kem mờ và đối tượng nổi bật trên nền đó. Điều này có được bằng cách thiết lập khẩu độ với f/số nhỏ, thường từ f /1.8 và f/2.8. Nhìn vào ống kính kit, có lẽ chỉ giảm xuống đến f / 3.5, và nếu bạn zoom số khẩu độ thấp nhất nên là f/5.0.

Bạn có thể dùng ống kính 50mm 1.4 hoặc nếu bạn thực sự không chắc chắn về những gì bạn muốn, có thể thử len 50mm 1.8. Tóm lại, nếu chọn một ống kính để bắt đầu khi chụp chân dung, ống 50mm là sự lựa chọn hợp lý.

2. Tập trung vào đôi mắt

Chuyển điểm lấy nét trong máy ảnh của bạn cho đến khi nó ở ngay trên mắt. Nếu mẫu ở vị trí gần với bạn, hãy đặt các điểm lấy nét vào một mắt (trường hợp một mắt ở gần người chụp hơn so với mắt kia).

Tốt nhất bạn nên thay đổi cài đặt chuyển từ chế độ tự động lấy nét sang chế độ chỉnh tay để có hiệu quả cao hơn khi chụp hình. Khi mắt của mẫu được lấy nét, nó sẽ giúp bức chân dung thu hút và hấp dẫn hơn. Bởi lẽ đôi mắt chính là “cửa sổ tâm hồn, hãy cố gắng tạo ra nét có hồn cho đối tượng và nếu có thể hãy tạo ra hiệu ứng catchlights (sao lấp lánh) nhờ sự phản chiếu ánh sáng trong mắt của mẫu.

Hãy thận trọng khi bạn đang chụp chân dung ở khoảng cách gần.

Bạn thường muốn đặt số khẩu độ đủ lớn để tất cả mọi thứ mong muốn sẽ được lấy nét. Nhưng khi đang rất gần với mẫu và khẩu độ đang lớn (f/số nhỏ) ví dụ như f/1.8, bạn sẽ nhận thấy chỉ có đôi mắt được lấy nét còn mũi thì không, chỉ cần đẩy số khẩu độ lên một chút cho đến khi đạt được những gì mong muốn.

3. Thử nghiệm với các khoảng cách và phương hướng

Những người mới bắt đầu đôi khi vẫn bị gặp khó khi nghĩ rằng phải làm những điều theo cùng một cách như cần phải đưa toàn bộ cơ thể của mẫu vào một bức chân dung, hoặc có đầy mặt trong khung. Điều này không phải là đúng hay sai mà điều quan trọng là không thể luôn tạo ra những bức ảnh chính xác theo cách như vậy.

Hãy thử lùi lại một chút và lấy cả những khung cảnh xung quanh vào trong bức hình. Đó có thể tái hiện một “câu chuyện” về người mà bạn đang chụp.

Bạn có thể nhận thấy rằng bạn gần như luôn luôn chụp chân dung theo chiều dọc, hoặc lại chỉ chụp theo chiều ngang, lúc nào cũng vậy. Đừng để mình đi theo một lối mòn, hãy thử chụp chân dung cận cảnh theo chiều ngang hay chụp dọc với cả môi trường xung quanh và ngược lại. Tóm lại bạn nên thử làm mới và thử nghiệm các trường hợp khác nhau khi chụp ảnh chân dung.

4. Chú ý đến ánh sáng đầu tiên, sau đó đến background

Chất lượng ánh sáng tốt trên khuôn mặt đối tượng là yếu tố rất quan trọng đối với một bức chân dung.Tìm được ánh sáng tốt cần thiết hơn việc tìm background đẹp.

Điều kiện ánh sáng dễ nhất để chụp cho những người mới bắt đầu là trong một ngày u ám hoặc bóng râm.

Với ngày trời u ám, nên hướng mẫu về phía nguồn sáng. Ngay cả khi trời nhiều mây, cố gắng hướng mặt của mẫu ra ngoài để ánh sáng phản chiếu vào trong mắt. Nếu không rõ hướng nào có ánh sáng, hãy thử xoay đến khi tìm thấy lượng ánh sáng phù hợp.

Bạn có thể sử dụng bóng râm từ bóng đổ của một tòa nhà (đối tượng vẫn hướng mặt ra phía sáng) hoặc trong bóng râm của cây, nhưng cần lưu ý bóng cây có thể không che khuất được hết ánh nắng, chắc chắn bạn không muốn ánh sáng lốm đốm trên khuôn mặt hoặc nửa bóng nửa sáng. Cần tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời có thể gây ra bóng đổ trên khuôn mặt của mẫu, cũng có thể khiến đôi mắt phải nheo lại vì nắng.

Trong bức ảnh chân dung, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất vì vậy cần dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề phơi sáng trên khuôn mặt của mẫu, cho dù có thể khiến blackground không được phơi sáng một cách chính xác.

5. Đừng lo lắng về “Quy tắc”

Các quy tắc nhiếp ảnh, chúng thực sự quan trọng và bạn nên hiểu tất cả. Tìm hiểu chúng, thực hành chúng, sử dụng chúng. Sau đó, hãy sáng tạo và bạn sẽ thấy những điều thực sự thú vị và không cần quá lo lắng quá nhiều về các quy tắc.

Nếu đang thực hiện một bức chân dung, đôi mắt không cần bắt buộc phải nhìn vào máy ảnh. Các hình ảnh không phải luôn luôn được chia theo quy tắc một phần ba. Bạn không cần phải làm những gì người khác đang làm, sự sáng tạo luôn có ở mỗi người, khi bạn tạo ra một bức chân dung của một ai đó, tự nó đã là một sự độc đáo riêng. Không có quy tắc nhất nhất phải tuân theo về cùng 1 ánh sáng với cùng 1 công thức. Chúc bạn có được những bức hình chân dung như ý.

Theo Van



Related articles
Bài viết cùng chuyên mục