.
.

Phát hiện đám mây kỳ lạ chuyển động cực nhanh vào Ngân Hà


Trong khi tập trung quan sát tàn dư của một vụ nổ sao diễn ra cách chúng ta 10.000 năm ánh sáng, một nhóm nhà thiên văn Nhật Bản đã phát hiện thấy một đám mây phân tử bí ẩn chuyển động xuyên qua Ngân Hà.

Các nhà thiên văn đặt tên cho hiện tượng bí ẩn này là Bullet. Nguyên nhân tạo nên đám mây với tốc độ khó hiểu này vẫn chưa được biết rõ ràng. Nhưng với những gì chúng ta đang thấy, có thể đám mây này di chuyển với tốc độ cao là do nó đang bị hút vào bởi một hố đen.

Theo những gì chúng ta hiểu biết, hố đen không phải một vật thể dễ dàng nhận biết. Chúng ta chỉ có thể nhận thấy nó thông qua các dấu hiệu, như đôi khi chúng hút vật chất của một ngôi sao gần đó, khiến nó trở lên nóng hơn và phóng ra tia X. Chúng có xu hướng ẩn mình đi dù trôi lang thang giữa các vì sao.

Phát hiện đám mây kỳ lạ chuyển động cực nhanh vào Ngân Hà - 1

Mô phỏng một đám mây phân tử bị hố đen hút vào. Ảnh: Đại học Keio.

Tuy nhiên, trong phát hiện mới nhất, hố đen là lời giải thích hợp lý nhất cho việc một đám mây phân tử có kích thước rộng 2 năm ánh sáng và di chuyển nhanh đến 120 km mỗi giây và mở rộng ra đến 50 km mỗi giây, và hướng di chuyển của nó dần tiến vào trung tâm của Ngân Hà.

Các nhà thiên văn nghiên cứu tại Đại học Keio của Nhật Bản sử dụng kính viễn vọng vô tuyến ở Đài Quan sát Vô tuyến Nobeyama và kính viễn vọng ASTE ở Chile để nghiên cứu đám mây là tàn dư còn sót lại của siêu tân tinh W44. Họ quan tâm đến việc năng lượng của siêu tân tinh bị chuyển sang đám khí bụi xung quanh.

Đám mây bụi khí tàn dư di chuyển nhanh hơn so với những tàn dư siêu tân tinh thông thường. “Động năng của đám mây lớn hơn vài chục lần so với tàn dư siêu tân tinh W44”, trưởng nghiên cứu Masaya Yamada cho biết.

Mặc dù âm thanh có thể di chuyển qua không gian nếu một vật thể nào đó có nhiều năng lượng và có mật độ các hạt vật chất đủ cao, tuy nhiên dù là thế thì tốc độ di chuyển của nó cũng rất chậm do tốc độ lan truyền âm trong không gian chậm hơn so với trên Trái Đất.

Đám mây Bullet có tốc độ lớn ít nhất gấp hai lần so với tốc độ thông thường, khiến nó trở thành một đám mây phân tử chuyển động với tốc độ siêu thanh. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất hai giả thuyết giải thích việc này, và chúng đều có nguyên nhân từ một hố đen.

Phát hiện đám mây kỳ lạ chuyển động cực nhanh vào Ngân Hà - 2

Hai trường hợp có thể xảy ra đối với Đám mây Bullet. Ảnh: Đại học Keio.

Trong kịch bản đầu tiên, đám mây mở rộng nhanh chóng sau vụ nổ sao sẽ lặng lẽ bị trôi hút vào hố đen. Hố đen này chỉ lớn gấp Mặt Trời khoảng 3,5 lần, đủ lớn để hút đám mây vào và đủ để ta phát hiện dựa vào tốc độ quan sát được của nó.

Kịch bản thứ hai với một hố đen to lớn hơn 10 lần. “Con quái vật” này sẽ chia nhỏ đám mây ra thành nhiều phần rồi kéo đám mây vào trong nó.

Với những dữ liệu đã có hiện tại, thật khó khăn để nhóm nghiên cứu xác định xem trường hợp nào có khả năng hơn. Hình ảnh với độ phân giải cao hơn khi quan sát qua những đài thiên văn hiện đại hơn như kính ALMA ở miền bắc Chile, sẽ cho chúng ta biết thêm nhiều manh mối hơn.

Dù là trường hợp nào đi nữa, phát hiện này thật sự gây hứng thú bởi nó là cách thức mới giúp các nhà khoa học tìm ra được những hố đen thường lẩn trốn trong những khu vực yên tĩnh của thiên hà chúng ta.

(Theo ScienceAlert)


Bài viết cùng chuyên mục