.
.

Xe điện tự cân bằng – trò chơi thiếu an toàn nên cẩn thận


Có vẻ như nhiều bạn trẻ đã quá coi thường tính an toàn của trò chơi xe điện tự cân bằng đang làm mưa làm gió này.

Thời gian gần đây, giới trẻ Hà Nội rộ lên phong trào đi xe điện tự cân bằng – tiếng Anh là hoverboard (ván nổi).

Trò chơi này vốn được du nhập từ các nước phương Tây. Khi du nhập về Việt Nam, nó nhanh chóng trở thành một trào lưu đầy ấn tượng. Thậm chí, nhiều địa điểm vui chơi như khu phố đi bộ… còn mở dịch vụ cho thuê thiết bị này, thu hút rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên.

Xe điện tự cân bằng - đừng coi thường mà rước họa vào thân - Ảnh 1.

Tuy nhiên, mọi chuyện có lẽ cần phải xem xét lại khi liên tiếp có những tai nạn xảy ra xoay quan hoverboard. Vào tháng 10/2016, hình ảnh một cô gái 18 tuổi bị ngã đập đầu bất tỉnh vì chơi hoverboard vẫn còn khiến nhiều người phải bàng hoàng. Hay như mới đây, một bé trai 8 tuổi đã ngã gãy tay cũng vì chiếc ván thú vị này.

Xe điện tự cân bằng - đừng coi thường mà rước họa vào thân - Ảnh 2.

Cánh tay của cậu bé 8 tuổi bị gãy do ngã khi chơi xe điện cân bằng

Vậy mức độ an toàn của xe điện cân bằng đến đâu? Phải chăng chúng ta đã quá coi thường thiết bị này?

Xe điện cân bằng – hoverboard có khung an toàn nhất định cần lưu ý

Trên thực tế, hoverboard được xem là một trò chơi an toàn với giới trẻ, nhưng vẫn có rủi ro cần phải kiểm soát.

Đầu tiên là vấn đề đồ bảo hộ. Điều khiển hoverboard không dễ vì khoản giữ thăng bằng, nhất là khi mới tiếp xúc với nó. Hơn nữa, tốc độ tối đa hoverboard có thể đạt được lên tới 17km/h, nghĩa là một cú ngã trên đó sẽ gây ra chấn thương nặng hơn so với một chiếc ván trượt thông thường.

Xe điện tự cân bằng - đừng coi thường mà rước họa vào thân - Ảnh 3.

Vậy mà chơi ván trượt bình thường người ta đeo đồ bảo hộ kín mít, sao chơi hoverboard không làm như vậy? Giống như khi chơi skateboard, bạn cần mũ bảo hiểm, bọc gối, khuỷu tay, băng cổ tay để làm giảm tối đa nguy cơ chấn thương khi ngã.

Ngoài ra, vấn đề người điều khiển cũng rất quan trọng. Hầu hết các hoverboard hiện nay có khung trọng lượng tối thiểu (khoảng 20kg) và tối đa (136kg).

Xe điện tự cân bằng - đừng coi thường mà rước họa vào thân - Ảnh 4.

Khi bạn vượt ngưỡng tối đa thì cũng không phải vấn đề to tát, vì đơn giản chiếc ván chỉ không hoạt động được thôi.

Nhưng với trẻ em dưới khung tối thiểu thì khác: cảm biến trọng lượng trên ván sẽ gặp trục trặc, khiến khả năng cân bằng của ván không hoạt động hiệu quả, dễ có khả năng… ngã sấp mặt.

Xe điện tự cân bằng - đừng coi thường mà rước họa vào thân - Ảnh 5.

Trẻ em điều khiển hoverboard sẽ rất nguy hiểm

Và cuối cùng, hoverboard sẽ không hoạt động khi lên xuống dốc nghiêng từ 30 độ trở lên. Đây là một đặc điểm rất cần lưu ý, vì nhiều người không biết đã cho ván lao xuống dốc và chỉ có thể dừng lại nhờ may mắn.

Kết

Nhìn chung, xe điện cân bằng chỉ là một trào lưu tương đối thú vị, nhưng có lẽ quy chuẩn an toàn cần phải được xem xét cẩn thận. Vì thế bạn chớ nên coi thường để gặp phải hậu quả đắng lòng.

Xe điện cân bằng là gì?

Đó là những thiết bị có dạng ván trượt, nhưng điều khiển dựa trên tư thế đứng của bạn. Bạn cong người về phía trước, ván sẽ đi về phía trước, và phanh lại khi ngả về sau. Kết hợp cùng chuyển động của chân, bạn có thể điều hướng thiết bị theo ý muốn.

Muốn điều khiển thiết bị này, việc đầu tiên là đứng thật vững lên đó. Phía trên ván có 2 cảm biến trọng lượng, có thể điều khiển tốc độ và điều hướng trên chân của bạn.

Điều khiển hoverboard không dễ – nhất là khoản giữ thăng bằng, nhưng khi quen rồi thì cực kỳ thú vị.

Nguồn: Cnet


Bài viết cùng chuyên mục