Nếu không có nhiều thời gian đi chợ thì bạn có thể sử dụng những cách dưới đây để bảo quản các loại rau củ quả trong một thời gian dài nhé.
1. Các loại rau gia vị
Các loại rau gia vị như hành lá, rau mùi, rau thơm, gừng,… không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Nếu bạn không phải đi chợ nhiều lần để mua chúng một cách lặt vặt thì hãy bảo quản chúng như dưới đây nhé:
Rau mùi20
– Cắt bớt phần gốc và cuống dưới của rau mùi rồi ngâm vào bát nước lạnh để bỏ bớt những bụi bẩn còn bám trên rau. Sau đó rửa rau trong nước sạch vài lần để đảm bảo sạch sẽ.
– Dùng khăn giấy hoặc khăn nhà bếp sạch thấm khô hoàn toàn rau mùi.
– Cho rau vào túi cấp đông (tốt nhất vẫn là loại túi có thể tái sử dụng). Dùng tay ép cho không khí trong túi ra hết ngoài, khóa mép túi lại. Sau đó cất túi vào trong ngăn đá tủ lạnh. Khi nào ăn, bạn đừng đem rã đông rau mà chỉ cần cho trực tiếp vào món ăn mình thích để tránh nát rau.
Gừng
– Dùng dao hoặc thìa cạo/gọt sạch vỏ gừng. Sau đó cắt gừng thành các lát.
– Cho các lát gừng vào túi cấp đông, dùng tay gạt/ép hết không khí ra ngoài khỏi túi, bịt kín miệng và đem cấp đông.
Lưu ý, khi ăn, không cần rã đông trước khi băm nhỏ. Chỉ cần lấy ra khỏi ngăn đá, băm nhỏ luôn rồi thêm vào các món ăn nấu chín hoặc tẩm ướp đều được.
Hành lá
– Rửa sạch hành lá và thấm khô bằng khăn nhà bếp sạch hoặc giấy ăn. Cắt bỏ phần cuối của hành lá (nơi có rễ).
– Cắt khúc, thái nhỏ hoặc thái hành lá theo kích cỡ bạn muốn, cho vào túi cấp đông, ép bỏ không khí ra ngoài, đóng mép túi lại rồi chuyển vào tủ đông. Khi ăn, không rã đông hành, chỉ cần cho trực tiếp vào các món ăn nấu chín hoặc đem tẩm ướp đều được.
Ớt
– Rửa sạch ớt dưới vòi nước rồi thấm khô bằng khăn giấy. Cho ớt vào túi cấp đông, gạt không khí ra, đóng mép túi và đặt vào tủ lạnh.
– Với những quả ớt nhỏ xíu thì có thể rã đông và thêm vào các món ăn sống. Đối với những quả ớt lớn hơn, chỉ làm tan đá một chút (đủ để cắt được), rồi cắt nhỏ, cho vào các món ăn đã nấu chín.
Sả
– Cắt bỏ các đầu và ngọn của sả, bóc bỏ các lá già và cứng, đem rửa sạch. Sau đó, cắt sả thành các khúc có chiều dài khoảng 10cm. Cho sả vào túi cấp đông, ép bớt không khí ra rồi để ngăn đá. Nếu nấu sả với các món ăn mà chiều dài của khúc sả là 10 cm thì không cần rã đông trước (như kho thịt bò, nấu cà ri…). Với những món cần băm nhỏ sả thì bạn có thể rã đông trước khi băm.
Nấm
Đặt nấm (chưa rửa) vào túi giấy có mùi tây. Không rửa nấm khi bảo quản. Nên để chúng trong túi giấy và thêm một số nhánh mùi tây. Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa và ngăn ngừa sự xuất hiện của các đốm nâu. Sau đó, đặt chúng trong tủ lạnh. Thời gian lưu trữ: 3 đến 5 ngày.
Cần tây
Cần tây nên được bảo quản trong tủ lạnh nhưng không nên bọc nó trong màng bọc thực phẩm mà nên bọc bằng lá nhôm.
Ngoài ra, các loại gia vị và rau thơm như hành tươi, lá tỏi tây hay cần tây sẽ giữ được độ tươi và hương vị trong vòng 1 tháng nếu bạn để chúng trong lọ thủy tinh.
Hay rau mùi tây, rau mùi, húng quế và măng tây có thể cho các nhánh rau này cắm vào cốc nước như cắm hoa, bạn có thể giữ chúng tươi từ 4-5 ngày.
Bảo quản các loại củ quả
Cam và những loại trái cây có múi khác có thể được bảo quản ngay trên bàn bếp, chúng không thể hỏng nhanh được. Không nên bảo quản chúng trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp khiến chúng kém ngon và ít có lợi cho sức khỏe.
Bơ là loại quả khó bảo quản. Nếu quả chín, bạn có thể cất tủ lạnh vì nhiệt độ thấp khiến nó không bị hỏng nhưng nếu quả chưa chín hoàn toàn, bạn chỉ nên để ở kệ bếp hoặc bàn. Nếu để những quả này ở tủ lạnh sẽ làm bơ lâu chín thậm chí không chín được.
Táo tươi rất lâu nhưng để giữ nguyên vị của chúng thì bạn nên cất vào tủ lạnh. Nhưng hãy nhớ không được để chúng chạm nhau vì sẽ gây ủng. Hãy gói từng quả táo vào giấy báo trước khi cho vào tủ lạnh.
Dưa chuột có thể để ở tủ lạnh nhưng chỉ được vài ngày vì nhiệt độ thấp khiến nó thối rất nhanh. Để nó tươi lâu bạn nên đặt chúng bên ngoài tủ lạnh.
Chuối mua về nếu sắp chín hãy bọc cuống chuối bằng màng bọc hoặc giấy bạc để chuối chín từ từ và để được lâu. Chuối sẽ sản xuất khí ethylene trong thời gian chín. Bằng cách phủ lên chuối màng bọc hoặc giấy bạc giúp ngăn chặn chuối chín quá nhanh. Cách này giúp chuối tươi trong 4-5 ngày.
Cà tím không thích hợp để ở nhiệt độ thấp. Ở tủ lạnh, cà tím sẽ trở nên mềm và sẽ mất chất dinh dưỡng nhanh. Chúng tốt hơn nên giữ ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp.
Cà chua không nên bảo quản trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp của tủ lạnh khiến chúng mất đi hương vị, trở thành thực phẩm vô vị. Khí lạnh làm chậm quá trình chín tự nhiên của cà chua, làm chúng không còn ngon ngọt nữa. Nên để chúng ở nhiệt độ phòng ở trong một cái giỏ thoáng khí.
Khoai tây
Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh vì tinh bột khoai tây sẽ biến thành đường ở nhiệt độ lạnh khiến chúng mất đi hương vị và độ ngọt. Ở nhiệt độ lạnh, nước bên trong khoai tây nở ra và tạo thành các tinh thể phá hủy cấu trúc của các sợi. Điều này khiến cho khoai tây trở nên mềm và không còn tốt để ăn.
Nên cất khoai tây ở nơi khô và tối, tránh xa ánh sáng và độ ẩm – những điều kiện có thể khiến khoai tây mọc mầm hoặc hư thối.
Cất khoai tây trong túi giấy hoặc lưới hoặc để chúng trong một hộp có lưới được phủ bằng giấy báo hoặc giấy thấm ở phía dưới. Nhiệt độ lưu trữ lý tưởng nằm trong khoảng từ 6.7 độ C đến 10.6 độ C giúp khoai tây sống sẽ tồn tại trong 1 đến 2 tuần.
Tỏi, hành tây
Tỏi và hành tây sẽ bị thối nếu bảo quản trong tủ lạnh vì không đủ lưu thông không khí và quá nhiều độ ẩm. Tốt nhất là giữ chúng ở nơi mát mẻ với ít ánh sáng. Bạn có thể đặt chúng trong tất nylon hoặc trong quần có lỗ và treo chúng để giữ chúng được lâu hơn. Thời gian bảo quản chúng có thể được kéo dài đến 6-8 tháng.
Cà rốt
Cà rốt tươi lâu nhất khi vùi vào trong cát. Đây là mẹo mà người nông dân nào cũng biết. Cát sẽ giúp ngăn bay hơi nước từ củ và khiến củ cà rốt lâu bị hỏng hơn.