.
.

Giải mã hiện tượng “mặt biển tách đôi” như phim thần thoại


Trường hợp “mặt biển chia đôi” tại bang Missisippi (Mỹ) khiến giới truyền thông rầm rộ nhiều ngày nay thật ra không phải hiếm lạ. Có thể nói, hàng năm đều có không ít vụ việc liên quan đến sự tách đôi đại dương diễn ra tại khắp các vùng miền trên Trái đất.

Chắc chắc bạn không thể nào thốt nên lời vì sự kì diệu của thiên nhiên trước cảnh hồ, biển bị tách làm đôi.

Giải mã hiện tượng "mặt biển tách đôi" khiến nhiều người hiếu kì
Bạn có muốn biết tại sao lại có hiện tượng vi diệu này? (Ảnh: Internet)

Thiên nhiên là một kho tàng câu đố bí ẩn mà mỗi lúc bạn nghĩ đã hiểu hết về nó thì lại xuất hiện thêm cái mới mẻ lôi cuốn bạn. Chỉ riêng về hiện tượng đại dương “chia tách” cũng đã có rất nhiều lời giải thích khác nhau đằng sau nó.

Giải mã hiện tượng "mặt biển tách đôi" khiến nhiều người hiếu kì
Hiện tượng “mặt biển chia đôi” tại bang Missisippi (Mỹ). (Ảnh: Internet)

Mới đây nhất có thể kể đến hiện tượng “mặt biển chia đôi” tại bang Missisippi (Mỹ). Theo đó, nhìn vào hình ảnh được ghi lại, chúng ta có thể dễ dàng thấy được hai mảng nước dài, rộng, một xanh biển tuyệt đẹp, một nâu đục kém sắc lại gặp gỡ nhau, không chịu dung hợp lại thành một cảnh tượng kì lạ, bí ẩn.

Theo lí giải khoa học, thật ra, khu vực bí ẩn này được gọi là “Cửa sông” hoặc “Cửa biển” (nơi nước sông chảy ra, chuẩn bị tan vào đại dương). Và “cánh cửa” này thì lại vô cùng phổ biến, nơi nào có sông chảy thẳng ra biển là sẽ được “nhìn mặt đặt tên”, chỉ là hai dòng nước lại phân tách một cách rõ rệt như vùng này thuộc diện “hiếm có khó cầu”.

Giải mã hiện tượng "mặt biển tách đôi" khiến nhiều người hiếu kì
Cửa sông (hay còn gọi là cửa biển), nơi nước sông đổ ra biển nhưng lại không dung hợp được vì mật độ nước chênh lệch quá cao. (Ảnh: Internet)

Cứ nghĩ hồ có thể cạn, nhưng biển thì không thể tách đôi.

Theo một số lời giải thích của các nhà nghiên cứu, mỗi một vùng biển trên Trái đất đều có hàm lượng muối khác nhau. Khi nước sông gặp nước biển, sự chênh lệch về hàm lượng muối trong nước sẽ khiến mật độ nước khác nhau, đến một trình độ nhất định sẽ không cách nào hòa lẫn được. Ví von một cách đơn giản, khi chúng ta cho muối vào một cốc nước, đến một lượng nhất định, nước sẽ không thể trung hòa được nữa và phần muối dư lại sẽ đọng phía dưới. Và ở trường hợp sông này, khi hai dòng nước gặp nhau, chỉ cần có sự chênh lệch lớn khiến hai bên không thể dung hòa, như vậy phần nước muối còn lại sẽ lắng xuống và chảy bên dưới phần nước ngọt.

Giải mã hiện tượng "mặt biển tách đôi" khiến nhiều người hiếu kì
Hiện tượng hai dòng biển hợp-nhưng-không-hòa tại Đan Mạch (Ảnh: Internet)

Tương tự, tại những vùng đại dương khác, chỉ cần hàm lượng muối trong nước ở hai dòng hải lưu khác nhau cũng sẽ tạo nên hiện tượng này. Chẳng hạn tại khu nghỉ mát Skagan, Đan Mạch xuất hiện cảnh tượng hai dòng biển hợp-nhưng-không-hòa. Đây là nơi giao thoa giữa hai dòng hải lưu biển Baltic và biển Bắc, khi các luồng thủy triều đối lập nhau cộng thêm mật độ nước chênh lệch lớn, hiện tượng vi diệu này sẽ xuất hiện.

 



Bài viết cùng chuyên mục