Si rô trái cây giải nhiệt mùa nắng nóng! Vừa ngon, vừa ngọt, vừa thơm! Ngại gì không làm thử để uống nào bạn!
Si rô có nguồn gốc từ vùng Ả Rập, là một thức uống dạng lỏng và sánh, có vị ngọt và thường là màu đỏ. Nó là một thứ nước đường có pha thêm dược phẩm hoặc các loại thuốc, thảo dược, sinh tố trái cây… Si rô có tác dụng giải khát và còn có thể là một vị thuốc (si rô ho) là loại tá dược lỏng chống ho và viêm họng cho trẻ em và người lớn.
Si rô ngày nay phần lớn được sử dụng làm nước giải khát bởi sự ngon ngọt và mùi thơm nhẹ nhàng của nó. Si rô cung cấp nhiều đường và vitamin như A, C, E, D, B… từ trái cây rất tốt cho sức khỏe. Trong những ngày hè nóng nực và oi bức, uống một ly si rô trái cây sẽ giúp bạn và gia đình “hạ hỏa” đi rất nhiều và có được những phút giây thư giãn, thoải mái và cân bằng trong cuộc sống.
1. Si rô cam
* Nguyên liệu:
+ 3 trái cam vàng mọng nước.
+ 5 ly nước lọc.
+ 3 ly đường.
+ 1 gói Vanilla đường khoảng 9 gram.
+ 4 muỗng nước cốt canh.
* Thực hiện:
+ Bước 1: cam rửa sạch sau đó dùng dao sắc thái mỏng theo từng lát nhỏ.
+ Bước 2: cho đường, nước và cam vô xoong hoặc chảo, nấu sôi, hạ lửa nhỏ nấu trong khoảng 45 phút đến khi hỗn hợp sánh lại là vừa.
Nấu sao cho màu sắc nước si rô cam có màu vàng, nước sánh không cháy khét.
+ Bước 3: để nguội, sau đó cho vào hủ thủy tinh bảo quản và dùng dần.
2. Si rô dâu tây
* Nguyên liệu:
+ 1/2 kg dâu tây.
+ 2 lít nước.
+ 2 đến 3 muỗng canh tinh bột ngô (tùy bạn thích siro loãng hay đặc) hoặc tinh bột khoai tây.
+ 6 muỗng canh đường.
+ 1 quả cam nhỏ hoặc 1 quả chanh lớn.
+ Một chút hương vanilla.
* Thực hiện:
+ Bước 1: gọt lấy vỏ quả cam hoặc chanh (hạn chế lấy phần cùi trắng vì nó sẽ làm đắng siro).
3. Si rô tắc (quất)
* Nguyên liệu:
+ 2kg tắc chín.
+ 500g đường phèn hoặc nhiều hơn tùy ý.
* Thực hiện:
+ Bước 1: tắc rửa sạch để ráo, cắt đôi từng trái, sau đó, vắt lấy nước qua rây để bỏ hột, vỏ tắc bạn để riêng ra để làm món mứt tắc.
+ Bước 2: cho đường phèn vào nồi.
+ Bước 3: đổ nước tắc vào nấu cùng cho đến khi đường phèn tan chảy.
+ Bước 4: vặn lửa nhỏ, đun cho hỗn hợp nước tắc và đường sôi liu riu.
+ Bước 5: để nguội rồi cho nước si rô tắc vào keo, đậy nắp lại bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần.
4. Si rô lá tía tô
* Nguyên liệu:
+ 500g lá tía tô đỏ.
+ 15 quả chanh tươi.
+ 500g đường trắng.
+ 100ml mật ong.
+ 2 lít nước.
* Thực hiện:
+ Bước 1: lá tía tô nhặt sạch, bỏ cuống, ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút sau đó rửa sạch, để ráo nước.
+ Bước 2: vắt lấy nước cốt của 15 quả chanh tươi, bỏ hột.
+ Bước 3: dùng tay vò lá tía tô rồi cho vào nồi đun cùng 2 lít nước, khi nước đã sôi bạn vặn nhỏ lửa và cho sôi tiếp 15 phút rồi bắc xuống.
+ Bước 4: lọc lấy nước, bỏ bã, sau đó cho 500g đường trắng, 100ml mật ong vào hòa tan, để nguội.
+ Bước 5: khi nước nguội, bạn đổ nước cốt chanh đã chuẩn bị vào (cần lưu ý nước nguội mới đổ chanh vào để si rô không bị đắng).
+ Bước 6: cất dung dịch si rô tía tô vào trong chai, lọ và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
5. Si rô mận hậu
* Nguyên liệu:
+ 250g mận hậu.
+ 80g đường.
+ 250ml nước.
* Thực hiện:
+ Bước 1: mận rửa sạch, vớt ra rổ để ráo và gọt sạch vỏ
+ Bước 2: cho 80g đường vào nồi với 250ml nước, bật bếp, nấu cho đến khi đường tan chảy.
+ Bước 3: khi đường tan hết thì cho mận vào, đun sôi trong khoảng 5 – 8 phút.
+ Bước 4: tắt bếp, hớt bỏ bọt cho phần nước thật trong. Sau đó, bạn để nguội rồi chắt vào chai thủy tinh, cất trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Ngoài ra, với phần quả mận , bạn có thể vớt ra rồi cho vào lò sấy ở 100ºC trong khoảng 2-3 tiếng, sau đó chọn một nơi thoáng mát để khô tự nhiên là bạn sẽ có mận sấy để ăn thêm.
6. Si rô đào
* Nguyên liệu:
+ 3 quả đào cỡ lớn.
+ Đường cát trắng.
+ Một vài nhánh húng tây (không bắt buộc).
* Thực hiện:
+ Bước 1: rửa sạch đào., sau đó cắt đào thành những miếng nhỏ.
+ Bước 2: rắc đường lên đào. Cứ mỗi lớp đào bạn đổ một lớp đường xuống. Để đào đến khi đường chảy nước hết ra nhé! Có thể cho thêm vài nhánh húng tây để si rô thơm hơn.
+ Bước 3:cho tất cả nguyên liệu vào trong một cái chảo lớn, đun sôi, sau đó giảm nhiệt để hỗn hợp sôi liu riu trong 30 phút. Cứ mỗi vài phút, bạn khuấy đều hỗn hợp bằng một chiếc thìa gỗ và sử dụng nó để dầm đào cho nát và nhuyễn hơn.
+ Bước 4: sau khi hỗn hợp đã nhuyễn, bạn sử dụng rây để lọc lấy nước, loại bỏ những miếng đào to còn sót lại. Đổ nước đào thu được ra một chai thủy tinh và để nguội rồi đem bảo quản trong trong tủ lạnh.
7. Si rô dưa leo
* Nguyên liệu:
+ 2-3 trái dưa leo cỡ vừa.
+ 200g đường.
+ 240ml nước.
* Thực hiện:
+ Bước 1: hòa nước với đường rồi cho lên bếp đun ở lửa nhỏ cho đến khi đường tan chảy hoàn toàn
+ Bước 2: rửa dưa leo thật sạch rồi bào nhỏ.
+ Bước 3: cho dưa leo bào vào nồi nước đường còn nóng, trộn đều rồi để yên trong khoảng 30 phút.
+ Bước 4: lọc lấy phần siro dưa leo và bảo quản trong tủ lạnh.
* Hướng dẫn sử dụng:
+ Bước 1: để pha nước uống, các bạn chuẩn bị 1 quả chanh, vài lá bạc hà, 200ml nước và 30ml siro dưa leo này.
+ Bước 2: cho lá bạc hà vào ly rồi dầm nát.
+ Bước 3: thêm đá, nước lọc, vắt chanh và cho siro vào là xong.
Như vậy là bạn đã có được một ly si rô dưa leo mát lạnh ngày hè rồi! Cùng nhau thưởng thức thôi!
Minh Lượng/Starpress