.
.

Cơn bão khủng hoảng đang quét qua giới ngân hàng ở châu Âu


Theo quy định tài chính mới ở châu Âu, các hoạt động nghiên cứu vốn cổ phần tại khu vực này sẽ bị thu phí khoảng 20%, tức là 300 triệu USD.

Các nhà phân tích xuất bản nghiên cứu về các công ty châu Âu đang phải đối mặt với một tin dữ. Đó là, các ngân hàng đầu tư sẽ thu phí khoảng 20% đối với hoạt động nghiên cứu vốn cổ phần (equity research) tại châu Âu, tức là khoảng 300 triệu USD, vào đầu năm 2019, theo một bản báo cáo của Greenwich Associates.

Đây là quy định tài chính mới của châu Âu về minh bạch hoá thị trường tài chính, đó là MiFID II (Định hướng Công cụ Tài chính thị trường). Theo đó, ngân sách cho hoạt động nghiên cứu cũng đang được cắt giảm. Các quỹ lớn nhất trong khu vực đã cắt giảm 19% ngân sách dành cho hoạt động nghiên cứu cổ phần bên ngoài châu Âu vào năm 2018 và đang lên kế hoạch tiếp tục giảm 5 đến 6% vào năm tới.

Đó là một tin khá tồi tệ từ các nhà làm luật châu Âu, quy định này được ban hành vào ngày 3 tháng 1. Theo MiFID, các ngân hàng phải tính phí riêng cho các hoạt động nghiên cứu và giao dịch. Trước đây, các ngân hàng đã cung cấp bản nghiên cứu miễn phí để thu hút các uỷ ban giao dịch.

Trong khi việc tính phí riêng cho các hoạt động nghiên cứu và giao dịch, còn được gọi là “tách lẻ” (unbundling), thu hút được sự đồng tình của một số người, thì các chi phí báo cáo và yêu cầu đều quá nặng nề đối với các ngân hàng lớn với những bộ phận tư pháp “khổng lồ”. Còn với những công ty nhỏ thì đó lại là một cơn ác mộng.

Bản báo cáo của Greenwich đã nói về ảnh hưởng của quy định mới này đến các công ty như thế nào:

Greenwich cho biết vào hôm 25 tháng 9: “Cho đến nay, những kẻ thắng đậm nhất từ những quy định “tách lẻ” trong ngành này chính là các ngân hàng lớn trên toàn cầu. Luật này đã giúp những ngân hàng lớn bành chướng, thậm chí vượt xa so với các công ty nhỏ hơn. Các công ty môi giới có tên tuổi lớn rõ ràng đã mở rộng thị phần và tác động tương đối kể từ khi MiFID II ra đời.”

Kẻ chiến thắng ở đây, tại các phiên giao dịch chứng khoán tại châu Âu trong năm nay là: Merrill Lynch Bank of America và UBS, cùng dẫn đầu thị trường, sau đó là JPMorgan, Credit Suisse và Morgan Stanley.

Và những công ty đó có thể sẽ nhận được một phần lớn hơn của “chiếc bánh hoa hồng” đó. Các khách hàng của những công ty đầu tư lớn này đã nắm giữ khoảng 30% tổng ngân sách nghiên cứu dành cho việc phân bổ, theo ước tính của Greenwich, có nghĩa là khoảng 300 triệu USD trong ngân sách nghiên cứu chưa được phân bổ vẫn đang nằm tại các ngân hàng.

Số tiền mặt đó “có thể sẽ được sử dụng để hoàn thành và trao thưởng cho các nhà cung cấp hiện tại với những dịch vụ bổ sung trong suốt cả năm”, công ty này cho hay. “Với rất nhiều kẻ chen chúc trong một chiếc lọ nhỏ, thì ngân sách chưa phân bổ sẽ đủ để khích lệ các ngân hàng đầu tư toàn cầu cung cấp dịch vụ đặc biệt cho khách hàng của họ.”

Tuy nhiên, một nhà quản lý quỹ tại London đã phản đối ý tưởng này, nói rằng giới quản lý quỹ không khác những cơ quan chính phủ lớn, nếu bạn không chi tiêu số tiền có trong ngân sách trong thời gian tới thì bạn sẽ mất nó.

theo Business Insider



Bài viết cùng chuyên mục