.
.

Khám phá người Tây Tạng mừng lễ Losar bằng rất nhiều món ăn độc đáo


Vào năm mới, người Tây Tạng thức dậy từ hai, ba giờ sáng để ăn những chiếc bánh bao nhân thịt bò Tây Tạng…

Tây Tạng là một trong số hiếm hoi những quốc gia không sử dụng lịch âm – dương mà có cách đếm ngày riêng gọi là lịch Tây Tạng. Tuy nhiên lịch này cũng được dựa trên và gần giống với lịch âm mà chúng ta quen thuộc. Cụ thể, lịch Tây Tạng bao gồm mười hai đến mười ba tháng. Ngày đầu năm của Tây Tạng cũng thường rơi vào khoảng tháng hai dương lịch như chúng ta, song không trùng với Tết. Người Tây Tạng cũng như chúng ta, ăn mừng khoảng thời gian đầu năm này và gọi nó là Losar.

Lễ Losar kéo dài khoảng 15 ngày, trong đó người dân cũng sẽ cúng bái tổ tiên và thần linh, dọn dẹp nhà cửa, làm bánh truyền thống tặng nhau. Ngoài ra, vào dịp này người Tây Tạng thường tổ chức những bữa tiệc thâu đêm xuyên suốt, nơi mọi người cùng nhảy múa và chia sẻ vô số những món ăn ngon đặc sắc của ẩm thực Tây Tạng.

Đặc biệt, năm nay là một trong số những năm mà lễ Losar Tây Tạng trùng với Tết Nguyên Đán Việt Nam. Đồng nghĩa, vào thời khắc chúng ta đón Tết thì những người bạn xứ Tây Tạng cũng đang cùng nhau ăn mừng năm mới đấy. Hãy cùng khám phá những món ăn đặc sắc trong các bữa tiệc năm mới của người dân Tây Tạng nhé.

Sha Momo

Sha momo là bánh bao thịt bò Tây Tạng, đôi khi là thịt dê, hay bất kì con vật nào được nuôi lấy thịt của gia đình. Người Tây Tạng ăn sha momo vào bữa sáng đầu tiên của năm, và bữa sáng này được ăn từ rất sớm, khoảng 2 đến 3 giờ sáng, và sau đó là cả ngày thăm viếng họ hàng, người thân. Sha momo là món ăn được yêu thích nhất của người dân Tây Tạng, đây là loại bánh bao có vỏ mỏng tinh tế, nhân bên trong được giữ mọng nước và ẩm mềm, song không giống với loại bánh bao súp mà chỉ có một ít nước thịt ngọt béo.

Rebgong

Khi người Tây Tạng đi thăm viếng người thân dịp đầu năm, thứ không thể thiếu nhất là quà tặng, và bánh mì Rebgong là món quà tặng truyền thống từ xa xưa của người Tây Tạng. Nhiều chiếc bánh mì Rebgong có thể làm từ bột được ủ cả trăm năm, do món bánh mì này được phát minh từ trước khi có men sống. Một khoảng thời gian trước lễ Losar, tất cả những người phụ nữ trong gia đình sẽ cùng nhau làm đến hơn 50 chiếc bánh mì Rebgong chỉ để dành tặng. Đây là một trong số những món ăn tuyệt không thể thiếu trong lễ mừng năm mới của người Tây Tạng.

Khapsay

Đây là một món bánh nhất-định-phải-có trong truyền thống ăn mừng năm mới của người Tây Tạng. Bánh Khapsay cũng có thể xuất hiện trong nhiều dịp quan trọng như cưới hỏi, tiệc đăng cơ của Lạt Ma… Món bánh khapsay có nhiều chủng loại và hình dáng, song loại phổ biến nhất là bhungue amcho (tai lừa) và mukdung có hình dạng như bím tóc. Bánh có vị ngọt ngọt và mằn mặn, thơm đậm mùi bơ được làm từ sữa dê hoặc bò Tây Tạng. Bơ này được dùng để chế biến nhiều món ăn khác như món trà bơ nổi tiếng, tuy nhiên bạn sẽ thấy hơi tanh nếu không quen.

Guthuk

Guthuk là một món súp không chỉ có giá trị về ẩm thực mà còn có ý nghĩa tinh thần sâu sắc. Bởi vì guthuk gắn liền với một tập tục của người dân Tây Tạng. Vào ngày năm mới, các thành viên trong gia đình sẽ ngồi quây quần bên bát súp nóng, mỗi người cầm trên tay một viên bột, viên bột này tượng trưng cho những bất mãn, những điều không may hoặc những bệnh tật. Các thành viên trong gia đình có thể ấn viên bột này vào các bộ phận bị ốm đau trên cơ thể, cầu chúc xua đuổi bệnh tật rồi ném viên bột vào bát súp.

Súp guthuk thường được làm từ thịt, phô mai khô, củ cải trắng và một ít mì sợi to kiểu Tây Tạng.

Theo trí thức trẻ



Bài viết cùng chuyên mục