NASA cho rằng Mặt trời đang ở giai đoạn yên bình nhất. Nhưng nếu xu hướng này tiếp diễn, khả năng một kỷ băng hà mini xảy ra là hoàn toàn có thể.
Mới đây, các chuyên gia tại NASA đã công bố một số bức ảnh, cho thấy Mặt trời của chúng ta đang rơi vào giai đoạn câm lặng nhất trong suốt thế kỷ qua.
Cụ thể hơn, Mặt trời khi… lên ảnh lúc này giống như một khối cầu tròn và bình lặng, không xuất hiện những sunspot – vết đen Mặt trời trên đó nữa.
Mặt trời dễ thương chưa từng thấy
Vết đen Mặt trời là các khu vực tối trên bề mặt Mặt trời, xảy ra do biến đổi từ trường cực mạnh. Tức là nếu không có vết đen, nghĩa là Mặt trời đang hoạt động rất ít.
Các chuyên gia cho biết, hiện tượng này thực chất không mới, vì Mặt trời có chu kỳ hoạt động khoảng 11 năm, và hiện đang rơi vào chu kỳ 24 – Cycle 24 bắt đầu từ năm 2008 (Các chu kỳ được tính từ năm 1750, thời điểm khoa học có thể ghi lại hoạt động của Mặt trời).
Theo đó, Mặt trời đang có số lượng vết đen thấp nhất kể từ chu kỳ 14. Theo Vencore Weather – chuyên gia của NASA: “Hiện tượng các vết đen biến mất là dấu hiệu cho thấy thời kỳ Mặt trời hoạt động cực ít đang đến, và trong vài năm tới chúng ta sẽ được chứng kiến nhiều thời điểm Mặt trời trông dễ thương thế này nữa”.
Mặt trời và các vết đen Mặt trời
Weather cho biết, trong chu kỳ của Mặt trời có 2 giai đoạn: Solar Max và Solar Minimum, tạm dịch là cực đại và cực tiểu. Ở giai đoạn cực đại, những cơn bão Mặt trời cực mạnh sẽ liên tục xảy ra, gây rối loạn các thiết bị điện trên Trái đất.
Còn tại cực tiểu, điều ngược lại sẽ xảy ra. Mặt trời sẽ trở nên bình yên và tĩnh lặng, thậm chí có những thời điểm không có vết đen Mặt trời nào hiện lên – giống như thời điểm bây giờ.
Việc Mặt trời trở nên bình lặng hơn có thể nói đã bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện của nhân loại. Có điều, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu xu hướng này tiếp diễn, Trái đất có thể sẽ phải đối mặt với những kỷ băng hà mini trong tương lai.
Trái đất có thể đang hướng đến một kỷ băng hà mini trong những năm kế tiếp
Lý do họ đưa ra nhận định này xuất phát từ giai đoạn Maunder Minimum – giai đoạn cực tiểu dài nhất lên tới 70 năm (1645-1715). Trong giai đoạn này, Mặt trời dường như ngủ yên, rất ít vết đen có thể quan sát thấy trên đó.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, giai đoạn này trùng hợp với kỷ băng hà mini xảy ra trên Trái đất – thời kỳ mùa Đông của Bắc bán cầu trở nên cực lạnh. Các chuyên gia đều cho rằng, việc giai đoạn cực tiểu của Mặt trời là nguyên nhân chính gây ra chuyện này.
Và theo NASA, giai đoạn cực hiện nay của Mặt trời có khả năng tiếp diễn ít nhất là đến năm 2030, do đó nhiều khả năng Trái đất sẽ hứng chịu mùa đông lạnh tê tái trong những năm kế tiếp.
Nguồn: Daily Mail