Trong bối cảnh thay đổi – hội nhập như hiện nay, không ít bạn trẻ suy nghĩ đến việc chuyển sang một công việc phù hợp với bản thân hơn, tăng thêm thu nhập và môi trường xung quanh hay đơn thuần là tìm cho mình những thử thách mới. Vậy làm sao để có bước nhảy việc thuận lợi và đúng đắn?
Để có được quyết định chính xác, website tìm kiếm việc làm chất lượng hàng đầu Việt Nam – CareerLink.vn https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh sẽ chia sẻ để giúp bạn có được những quyết định sáng suốt khi nhảy việc nhé.
1. Tại sao bạn lại muốn nhảy việc
– Mâu thuẫn trong các mối quan hệ?
– Thiếu sự thoải mái trong quá trình sáng tạo, làm việc?
– Chế độ đãi ngộ, lương thưởng không xứng đáng với năng lực và hiệu suất công việc.
– Thích những thay đổi, thách thức mới. Đây là cơ sở quan trọng ảnh hưởng đến quyết định nhảy việc của bạn, bởi nó sẽ giúp bạn nhìn nhận thực tế một cách khách quan và có bước đầu xác định tư tưởng đúng đắn.
2.Khả năng, thực lực, tính thích ứng từng công việc của bạn?
– Bạn giỏi nhất trong lĩnh vực nào? (Quản trị, công tác xã hội, sáng tạo nghệ thuật, kinh tế – tài chính).
– Bạn phù hợp và đam mê với lĩnh vực nào nhất? (Kinh nghiệm trong lĩnh vực ấy, khả năng xử lý các vấn đề chuyên môn, hiểu biết sâu rộng như thế nào?).
– Điểm yếu, hạn chế của bản thân trong lĩnh vực bạn chọn là gì?
– Cơ hội cạnh tranh của bạn so với những ứng cử viên khác?
Sau khi xác định đầy đủ các khía cạnh của những câu hỏi này, bạn sẽ có thể đánh giá bản thân toàn diện, để xem xét bản thân có phù hợp với tính chất của môi trường công việc bạn sắp tiếp xúc hay không. Tránh ảo tưởng và lầm tưởng về bản thân, tránh suy nghĩ sai lệch giữa lý thuyết và thực tế – khả năng thực thi và bất khả thi.
3. Mối liên hệ giữa công việc hiện tại – công việc mới
– Bạn sẽ đối mặt với đồng nghiệp mới, sếp mới, môi trường làm việc hoàn toàn mới, liệu bạn có sẵn sàng làm quen lại từ đầu?
– Chức vụ, vị trí mới của bạn sẽ thay đổi như thế nào nếu bạn nhảy việc, bạn có sẵn sàng làm việc nếu bắt buộc phải gầy dựng lại bản thân?
– Bạn được gì và mất gì khi nhảy việc? (Ở hai mặt vật chất – tinh thần, tức thời – lâu dài).
So sánh tương quan giữa công việc hiện tại và công việc mới sẽ cho bạn sự chủ động ban đầu khi dần dần thực hiện quá trình chuyển giao công việc. Bạn sẽ ít bỡ ngỡ ngỡ hơn khi gặp những bất lợi, khó khăn phát sinh trong khâu chuẩn bị về công tác tư tưởng.
4. Bạn sẽ nhảy việc vào thời gian nào?
– Bạn sẽ xử lí thế nào khi nộp đơn xin nghỉ việc nhưng bị sếp khước từ vì nghĩ bạn ngại khó?
– Bạn cần chuẩn bị hồ sơ cho công việc mới như thế nào?
– Bạn sẽ chuẩn bị cho buổi phỏng vấn như thế nào nếu được hỏi về lí do nghỉ việc ở môi trường cũ?
Bạn nên chọn thời điểm phù hợp để nhảy việc, tránh ảnh hưởng đến môi trường làm việc hiện tại và tránh ảnh hưởng đến tiền đồ sau này. Thời điểm thích hợp sẽ là khi công việc đã được sắp xếp và bàn giao ổn thỏa cho người chịu trách nhiệm
5.Bạn tự tin bao nhiêu phần trăm?
Mức độ tự tin về công việc mới của bạn như thế nào? Bạn có chắc chắn mình sẽ nhanh chóng hoà nhập vào guồng công việc mới hay không?
Muốn nhảy việc thành công không hề đơn giản, bạn cần trang bị cho mình hành trang kiến thức chuyên môn cũng như dung hòa được một cách ổn thỏa nhất công việc cũ và mới. Tránh những trường hợp “đứng núi này trông núi nọ” vì như vậy sẽ khiến bạn hoang mang và rất bất lợi trong việc tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp hơn. Chúc bạn luôn may mắn.
Tiến Huy/starpressvn.net