.
.

Những bài thuốc từ đường phèn


Đường phèn (băng đường), được làm từ đường mía, là một gia vị quan trọng và gần gũi với người dân Việt Nam. Nó còn là một vị thuốc quý trong việc trị ho, bổ khí huyết, hạ huyết áp…

Trong dân gian từ ngàn xưa, đường phèn đã được dùng như một gia vị đặc trưng, dân dã và gần gũi trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Với vị ngọt thanh, dịu mát, nó làm tăng thêm sự đậm đà của các món ăn, thức uống, kích thích vị giác và sự ngon miệng. Đặc biệt, đường phèn còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y.

Đường phèn được tạo ra bằng cách lấy đường cát trắng (thường là đường mía), hòa loãng với nước ở một lượng nhất định sau đó cho vôi trầu, trứng gà vào lọc để làm dịu vị ngọt, lọc tạp chất và thêm hương vị. Đem đun hỗn hợp này lên, giữ lửa đều, khi nước gần cạn thì đổ thêm nước vào đun tiếp. Khi nào đường chín tới thì đổ vào thùng, bên trong có vỉ tre. Sau 10-12 ngày, ta sẽ có đường phèn kết tinh thành từng khối như ta vẫn mua ngoài thị trường.

cach-tri-hoi-nach-bang-phen-chua

Theo Đông y, đường phèn có tác dụng bổ trung, ích khí, hoà vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm, trợ tiêu háo. Chữa được các bệnh như viêm khí, phế quản, ho khan ít đờm, đau rát họng, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu… Y học phương Đông cho rằng, đường phèn có tác dụng bổ dưỡng tốt hơn đường trắng nên dùng đường phèn bào chế các dạng cao bổ dưỡng như ngân nhĩ, long nhãn. Sau đây là một số bài thuốc có kết hợp đường phèn giúp trị các bệnh thường gặp:

* Trị ho

Cách 1: dùng 20g vỏ quýt, 100g đường phèn đem nấu với 1,5 lít nước, nấu cho vỏ quýt thật chín. Dùng cả nước và cái để trị chứng  ho khan do thời tiết gây ra. Dùng 3 – 5 ngày sẽ hết bệnh.

Cách 2: lấy cánh hoa hồng còn tươi đem chưng với một ít đường phèn để uống trị ho do thời tiết. Dùng 3 – 5 ngày.

Cách 3: sử dụng một ít đường phèn cùng một ít gừng tươi (gọt bỏ vỏ, cắt nhuyễn) cho vào chén, đem hãm với nước sôi để uống trị cảm ho..

Cách 4: đem 10 trái táo và 5 lát gừng tươi đi nấu chung với một ít đường phèn sẽ rất tốt để trị cảm ho, và viêm đường hô hấp.

Cách 5: dùng 1 quả lê và 15g đường phèn. Lê gọt vỏ, bỏ ruột thái lát, cho ít nước cùng đường phèn, đun chín rồi ăn. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan đờm dính.

* Trị viêm họng, lao phổi

Cách 1: dùng hoa kim phượng (bông điệp) đem chưng cách thủy với đường phèn, để ngoài trời lấy qua sương đêm, độ 3 – 4 giờ sáng rồi lấy uống sẽ có công dụng trị ho lâu ngày, trị viêm họng, dùng cho người lao phổi.

Cách 2: dùng yến sào (tổ chim yến) từ 4 – 6g, đường phèn 15g. Yến sào ngâm mềm, thái lát, thêm chút nước vừa đủ, hầm cách thủy với đường phèn. Dùng ngày 1 lần, mỗi đợt 2 – 3 tuần, cách ngày cho ăn 1 lần. Tác dụng bổ phế vị, giúp cải thiện sức khỏe cho các trường hợp lao phổi khái huyết.

Cach-tri-ho-nho-duong-phen-de-lam-ma-hieu-qua-1

* Hỗ trợ chữa trị viêm gan, xơ gan

Dùng 20g đường phèn, 30g hồng táo, 20g đậu phộng đem nấu nước uống trong ngày. Dùng trong một tháng, nếu giảm bệnh thì nghỉ uống một tháng, rồi sau đó dùng tiếp một tháng nữa.

* Trị nóng sốt

Lấy 100 – 200g bí đao, gọt vỏ, bỏ ruột, thái lát, rồi cho thêm đường phèn với liều lượng thích hợp, thêm chút nước khuấy đều, nấu thành dạng chè.  Ăn trong 3 – 5 ngày, bệnh tình sẽ thuyên giảm.

* Hạ huyết áp

Cách 1: lấy một ít đường phèn cùng 50g hoa cúc khô (đã rửa sạch). Cho hoa cúc vào nồi nước đủ dùng nấu cho sôi, nấu thêm 10 phút, để nguội, sau đó gạn lấy nước, rồi cho nước đường phèn vào khuấy đều. Dùng nước này có công dụng hạ huyết áp.

Cách 2: rửa sạch rau cần (1kg), giã nhỏ, vắt lấy nước. Đường phèn cho vào nước nấu cho tan ra rồi hòa đều với nước rau cần để dùng.

* Hỗ trợ tiêu hóa

Dùng khoảng 50g quả bầu đã gọt bỏ vỏ, rửa sạch và cho một ít đường phèn vào. Đem nấu với 3 chén nước (750ml), nấu còn lại 1 chén, gạn bỏ bã, lấy nước dùng. Nước này có công dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.

ngam-chanh-dao-lam-thuoc-tri-ho-va-giam-beo-hieu-qua-3

*Bổ khí hoạt huyết, hỗ trợ tim mạch

Nguyên liệu gồm 30g đường phèn, 50g hạt sen, 10g nhân sâm, 100g gạo nếp loại ngon. Hạt sen bỏ tim ra, rồi cùng các nguyên liệu trên cho vào nồi đem nấu cháo. Khi cháo gần chín thì cho đường phèn vào, khuấy đều. Món ăn này có công dụng bổ khí hoạt huyết. Dùng trong 10 ngày sẽ rất tốt cho tim mạch.

* Trị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu

Nguyên liệu: đường phèn 100g, long nhãn 100g. Cho long nhãn, đường phèn vào nước, nấu đến khi long nhãn nhuyễn thành cao. Mỗi ngày cho ăn 20g. Thuốc có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, chữa trị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu.

Minh Lượng/Starpress



Bài viết cùng chuyên mục