.
.

Những điểm ‘có tâm’ nhất của ‘Tân Anh Hùng Xạ Điêu 2017’


‘Tân Anh Hùng Xạ Điêu 2017’ không phải phim kiếm hiệp xuất sắc nhất, nhưng lại là bộ phim được đánh giá là ‘có tâm’ nhất.

Dàn diễn viên mới toanh ít tên tuổi, cốt truyện ‘nằm lòng’ với nhiều thế hệ, không được quảng bá rầm rộ hay có chiêu trò thu hút, nhưng ‘Tân Anh Hùng Xạ Điêu‘ lại trở thành lựa chọn của nhiều khán giả trong năm nay, bởi so về mặt bằng chung giữa các phim kiếm hiệp gần đây đã được lên sóng, công chúng có thể ngay lập tức nhận ra những điểm cộng của phim.

‘Có tâm’ khi tôn trọng nguyên tác

Nếu nhiều năm nay, khán giả bị tẩy não với những bộ phim kiếm hiệp chuyển thể ‘cùng cha khác ông nội’ với nguyên tác tiểu thuyết Kim Dung thì có thể nói, ‘Tân Anh Hùng Xạ Điêu’ đã gửi tới khán giả một bộ phim tròn trịa khi quyết định không thay đổi tình tiết vốn có, không bớt xén quá nhiều, không thêm thắt vô lý, thậm chí phim còn tái hiện lại những chi tiết đắt giá mà các phiên bản trước chưa có. Đặc biệt, trang phục của các nhân vật cũng được thiết kế sao cho giống nguyên tác nhất.

Chi tiết đắt giá được đưa vào phim

Và phải dành tặng một lời cám ơn chân thành tới biên kịch và đạo diễn của ‘Tân Anh Hùng Xạ Điêu’ khi không đưa phim đi theo trào lưu kiếm hiệp mới bây giờ – ngôn tình hóa.

Có thể thấy rất nhiều phim kiếm hiệp gần đây bị dư luận la ó bởi nội dung sến sẩm hóa, không chú trọng vào võ thuật mà chỉ tập trung khai thác chuyện tình tay ba, tay tư của dàn nhân vật chính.

Với ‘Tân Anh Hùng Xạ Điêu’, khán giả như có dịp sống lại trong bầu không khí võ hiệp. Mạch phim nhanh, dồn dập, truyền tải được đúng tinh thần của tiểu thuyết.

‘Tân Anh Hùng Xạ Điêu’ ra chất phim kiếm hiệp, khác với ‘người anh em’ ‘Tân Thần Điêu Đại Hiệp’ sến sẩm

‘Có tâm’ trong chỉ đạo võ thuật

Đã lâu lắm rồi cộng đồng người yêu phim mới được thưởng thức một tác phẩm chân thực, đẹp mắt đến vậy. Không phô diễn kỹ xảo màu mè, không tìm cách ‘nâng bi’ quá đà trong thể hiện chiêu thức hay lạm dụng thế thân, ‘Tân Thần Điêu Đại Hiệp’ chú trọng vào việc bồi dưỡng kỹ năng võ thuật cho diễn viên.

Những pha võ thuật rất thật đang thiếu trong phim truyền hình cổ trang hiện nay

‘Có tâm’ khi quay ngoại cảnh

Không chỉ gói gọn trong phim trường siêu rộng Hoành Điếm, phim còn lựa chọn rất nhiều những địa điểm đẹp ‘mê người’ để đưa vào phim như Hoàng Hà, Thạch Lâm, Tượng Sơn,… mang tới cảm giác chân thật nhất cho phim.

Một góc phim trường Hoành Điếm nên thơ

Ngoài ra, các cảnh quay với nước được dựng tốt, tạo điểm nhấn nghệ thuật cho phim.

Đồng thời, khán giả còn cảm thấy cực kỳ mãn nhãn với những cảnh quay trên không bằng flycam hiện đại, lột tả toàn bộ vẻ uy hùng, hoành tráng của các trận chiến nổi tiếng như trận chiến của đoàn quân Mông Cổ, trận chiến chùa Pháp Hoa,… Được biết, đoàn làm phim đã mất hơn hai tháng để dựng cảnh phim.

‘Có tâm’ trong diễn xuất

Khi phim truyền hình Hoa ngữ nói chung và phim kiếm hiệp nói riêng chỉ xào đi xào lại một vài tên tuổi quen thuộc thì ‘Tân Thần Điêu Đại Hiệp’ lại quyết định sử dụng những gương mặt mới toanh. Dù bị ném đá tơi bời khi công bố dàn diễn viên nhưng không thể phủ nhận, những cái tên này đã mang tới làn gió mới cho phim.

Từng quen mặt với khán giả qua bộ phim ‘Bán Yêu Khuynh Thành’, gà cưng của Vu Chính lại có dịp hội ngộ với khán giả qua vai diễn Hoàng Dung

Thủ vai nữ chính Hoàng Dung lém lỉnh, thông minh, Lý Nhất Đồng chịu khá nhiều áp lực khi thể hiện lại vai diễn đã từng ‘ghim’ têm Ông Mỹ Linh hay Châu Tấn. Dẫu chưa thể nào vượt qua được cái bóng của hai mỹ nhân tiền nhiệm, nhưng Lý Nhất Đồng đã khắc họa được một Hoàng Dung có chất riêng của mình: trẻ trung và đáng yêu.

Những điểm cần ‘có tâm’ hơn

Nếu Lý Nhất Đồng được tắm mình trong cơn mưa lời khen của khán giả thì nam chính Quách Tĩnh của Dương Húc Văn lại không nhận được nhiều phản hồi tích cực, bởi khuôn mặt của anh chàng dù có qua bao nhiêu phân cảnh thì vẫn chỉ có một biểu cảm chứ không linh hoạt, chưa ‘ngốc’ được như Quách Tĩnh trong nguyên tác.

Quách Tĩnh phiên bản 2017 cần ngốc hơn là cần đơ

‘Tân Anh Hùng Xạ Điêu’ chỉ sử dụng 20% kỹ xảo, nhưng phân lượng kỹ xảo ít ỏi này lại không hề làm vừa lòng khán giả như kỳ vọng. Người yêu phim nhanh chóng khơi ra trình độ kỹ xảo chưa tới ba xu trong nhiều cảnh, khiến phim kém hấp dẫn đi nhiều. Đồng thời, để tăng tính ‘nghệ’ cho các màn võ thuật nên phim sử dụng nhiều hiệu ứng slow-motion, khiến động tác mất đi sự dứt khoát.

Hiệu ứng slow-motion làm phim mất điểm

Cảnh ‘nhất tiễn song điêu’ của Quách Tĩnh Dương Húc Văn bị chê rẻ tiền

Và không sánh bằng Hồ Ca năm nào

Cảnh rơi tự do không thể nào giả hơn

Đến chim vỗ cánh còn thấy rệu rã

Và ‘Tân Anh Hùng Xạ Điêu’ cũng nhặt về một rổ sạn bởi phần hậu kỳ xử lý sơ sài, đạo cụ khá… ngớ ngẩn.

Vết thương nằm ở hai chỗ trong hai phân cảnh liền kề

Sợi dây thừng biến mất trong chớp mắt

Sọ người hay bóng bowling đây?

Có thể thấy, giữa hàng loạt những phim chuyển thể kiếm hiệp hiện nay, ‘Tân Anh Hùng Xạ Điêu’ dù còn bị ‘ghẻ lạnh’, song đây vẫn xứng đáng là một bộ phim đáng để lưu tâm.



Bài viết cùng chuyên mục