Mới đây, các nhà nghiên cứu ở Đại học Michigan đã phát hiện một hành tinh lùn mới trong Hệ Mặt trời của chúng ta. Nó nằm cách Mặt trời khoảng 13,6 tỷ km.
Hành tinh lùn mới được phát hiện được gọi là 2014 UZ224. Nó có đường kính khoảng 530km, nằm cách Mặt trời khoảng 13,6 tỷ km và mất khoảng 1.100 năm để hoàn thành một vòng quỹ đạo của nó. Nếu được công nhận, hành tinh này sẽ sớm gia nhập hàng ngũ cùng với 5 hành tinh lùn khác trong Hệ Mặt trời, đó là Ceres, Eris, Haumea, Makemake và sao Hải Vương (Pluto).
Hành tinh này được phát hiện bởi nhóm sinh viên đứng đầu là nhà vật lý học David Gerdes thuộc Đại học Michigan. Ông và cộng sự đã sử dụng một thiết bị tiên tiến là camera vật chất tối ưu (DECam) để dựng bản đồ các thiên hà. DECam thường được sử dụng để quan sát sự chuyển động của các thiên hà và các vụ nổ sao khi chúng di chuyển xa khỏi Trái Đất. Mục đích là giúp các nhà khoa học hiểu thêm về năng lượng tối.
Vài năm trước, trong một lần, sinh viên ghé thăm, Gerdes đã yêu cầu họ thử tìm những thiên thể trong Hệ Mặt trời bằng cách sử dụng bản đồ thiên hà. Công việc này tương đối khó vì việc quan sát sẽ lặp đi lặp lại và diễn ra trong khoảng thời gian không thường xuyên.
“Để phát hiện đối tượng mới trong hệ thống năng lượng Mặt trời trong một bản đồ khổng lồ của các thiên hà xa xôi, chúng ta cần tìm kiếm một cái gì đó đang di chuyển. Chúng tôi thường chỉ có quan sát một thiên thể vào một đêm. Sau đó hai tuần sau lại một quan sát nữa, rồi năm ngày sau một lần nữa, và bốn tháng sau thêm một lần nữa, cứ như vậy có thể chúng tôi sẽ nhận thấy đối tượng đó xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên bầu trời. Vì vậy việc nối các điểm quan sát được là một việc tương đối khó”, Giáo sư Gerdes cho biết.
Hình ảnh dựng trên máy tính về Sedna, một ứng viên hành tinh lùn, có khoảng cách tới Mặt trời tương tự như 2014 UZ224
Để kết nối các điểm quan sát, nhóm nghiên cứu sau đó đã sử dụng phần mềm máy tính chuyên dụng. Phải nối các vị trí này lại để xác định quỹ đạo của thiên thể quanh Mặt trời. Và phải mất khoảng 2 năm, nhóm nghiên cứu mới phát hiện ra hành tinh 2014 UZ224.
Mặc dù quỹ đạo chính xác của 2014 UZ224 vẫn chưa rõ ràng, nhưng các nhà khoa học tin rằng nó có thể là đối tượng xa thứ ba từng được biết tới trong Hệ Mặt trời, nằm trong một phần của vành đai Kuiper bị tách ra do ảnh hưởng hấp dẫn của sao Hải Vương.
Phát hiện này đã được xác nhận bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, nhưng 2014 UZ224 có được công nhận là hành tinh lùn thuộc Hệ Mặt trời của chúng ta hay không lại là một vấn đề khác.
Tháng 7 vừa rồi, một nhóm các nhà thiên văn học gồm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học British Columbia (Canada) phát hiện ra một hành tinh lùn mới xa hơn sao Hải Vương trong Hệ Mặt Trời. Hành tinh này được Hiệp hội Thiên văn quốc tế gọi là Dubbed 2015 RR245. Mặc dù có nhiều thông số của thiên thể này cho thấy nó có đủ khả năng để có thể được coi là hành tinh lùn nhưng vẫn chưa có công bố chính thức.
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu cần phải thực hiện thêm nhiều phép đo trước khi công bố 2014 UZ224 có phải là hành tinh lùn thuộc Hệ Mặt trời của chúng ta hay không.