Được coi là một thực phẩm phổ biến và thông dụng nhất nhưng khi sử dụng mật ong chữa bệnh hàng ngày, bạn phải ghi nhớ những lưu ý sau.
Không ai có thể phủ nhận, thành phần của mật o¬ng chứa nhiều đường hấp thu nhanh như Glucose, Fructose, Maltose, Sucrose, các acid amin, khoáng chất, enzym tiêu hóa… Từ đó, chúng giúp phục hồi sinh lực, chống mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng. Bởi thế, từ lâu, mật ong được coi là thực phẩm cứu cánh cho cơ thể khi rơi tình trạng mệt mỏi, suy kiệt do các chứng ho, viêm họng trở nên mãn tính, dai dẳng lâu ngày hoặc tái đi tái lại.
Có thể nói, mật ong là một sản vật quý của tự nhiên, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc. Tuy có nhiều ứng dụng trong đời sống và chữa bệnh, nhưng bạn phải tuyệt đối lưu ý những lưu ý sau khi sử dụng mật ong:Ngoài ra, mật ong còn giúp bồi bổ, nâng cao thể trạng, tăng khả năng chống đỡ với tác nhân gây bệnh hay cải thiện khả năng phục hồi sức khỏe một cách tự nhiên có ý nghĩa quan trọng không kém việc làm giảm các triệu chứng tức thời như giảm ho, giảm viêm, giảm đau rát họng…nhằm đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Không dùng mật ong cho trẻ nhỏ
Tuy là chất dinh dưỡng tốt nhưng không nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ. Mật ong dễ bị trực khuẩn tấn công, chúng sinh sôi nảy nở và thải ra chất độc. Người lớn có sức đề kháng tốt nên ít khi phát bệnh như trẻ nhỏ.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy lượng độc tố do 2.000 trực khuẩn sinh ra có thể làm chết 1 đứa trẻ nặng 7kg.
Không nên sử dụng mật ong lâu
Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên nó có tính hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước trong mật ong tăng lên, nếu vượt quá 20% thì làm cho nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật khiến mật bị biến chất.
Bọt khí xuất hiện là một dấu hiệu chứng tỏ sự biến chất này. Mật tuy không phải là hỏng hẳn nhưng sẽ không giữ được lâu.
Không đựng mật ong bằng chai kim loại
Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic.
Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất.
Hơn nữa, thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa…
Theo nguoiduatin.vn