.
.

Dấu hiệu bạn bị suy thận mạn mà chẳng hề biết


Suy thận mạn không thể hiện dấu hiệu từ ban đầu nên nếu không cảnh giá rất có thể sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường.


Công việc của thận là lọc chất thải và chất dư thừa từ máu, sau đó được bài tiết qua nước tiểu. Suy thận mạn hay suy thận mãn tính là căn bệnh khi các chức năng của thận dần mất đi. Ở giai đoạn cuối của bệnh thận mạn, chất lỏng nguy hiểm, chất điện giải và chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể bạn.

Giai đoạn đầu của bệnh thận mạn có thể chỉ có vài dấu hiệu hoặc triệu chứng. Căn bệnh này có thể không biểu hiện rõ cho đến khi chức năng thận của bạn bị suy giảm đáng kể.

NGUYÊN NHÂN SUY THẬN MẠN

Suy thận mạn xảy ra khi một loại bệnh hoặc tình trạng ảnh hưởng đến chức năng thận, khiến thận bị tổn thương qua nhiều tháng hay năm.

Trong hầu hết các trường hợp, tổn thương thận là kết quả của một căn bệnh mãn tính (bệnh dài hạn), như:

– Bệnh tiểu đường: bệnh thận mãn tính có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 1 và 2. Nếu bệnh tiểu đường của bệnh nhân không được kiểm soát tốt, lượng đường dư thừa (glucose) có thể tích tụ trong máu. Bệnh thận không phổ biến trong 10 năm đầu của bệnh tiểu đường; nó thường xảy ra hơn 15-25 năm sau khi chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu bạn bị suy thận mạn mà chẳng hề biết - 2

– Huyết áp cao: bệnh huyết áp cao có thể làm hỏng các cầu thận – các bộ phận của thận tham gia lọc các chất thải.

– Nước tiểu bị tắc nghẽn: nếu dòng nước tiểu bị tắc nó có thể tích luỹ lại vào thận từ bàng quang.

– Viêm cầu thận: còn được gọi là bệnh cầu thận, là tình trạng viêm xảy ra ở thận.

– Viêm thận trung gian, viêm các ống thận và các cấu trúc xung quanh.

– Bệnh thận đa nang.

– Viêm túi thận.

– Bệnh lupus ban đỏ hệ thống – một bệnh tự miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công thận như thể chúng là mô ngoại lai.

– Sốt rét và sốt vàng.

TRIỆU CHỨNG SUY THẬN MẠN

Suy thận mạn, trái ngược với suy thận cấp, là một loại bệnh tiến triển chậm và dần dần. Phát hiện sớm có thể ngăn ngừa được bệnh. Các triệu chứng của bệnh suy thận mạn gồm:

– Buồn nôn, nôn;

– Ăn mất ngon;

– Mệt mỏi và  có vấn đề về giấc ngủ;

– Giảm lượng nước tiểu, đi tiểu thường xuyên về đêm và nước tiểu đậm;

– Co giật cơ và chuột rút;

– Phù nề, sưng chân và mắt cá chân;

– Đau ngực, nếu chất lỏng tích tụ xung quanh lớp lót của tim;

– Khó thở, nếu chất lỏng tích tụ trong phổi.

Biến chứng có thể xảy ra với bệnh nhân mắc suy thận mạn.

Bệnh thận mãn tính có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi phần của cơ thể. Các biến chứng tiềm ẩn có thể bao gồm:

– Thiếu máu;

– Tổn thương hệ thần kinh trung ương;

– Da khô hoặc thay đổi màu da;

– Tăng kali máu, khi nồng độ kali trong máu tăng, có thể dẫn đến tổn thương tim;

– Mất ngủ;

– Giảm ham muốn tình dục, rối loạn chức năng cương dương;

– Bệnh nhuyễn xương, khi xương yếu và dễ vỡ;

– Viêm màng ngoài tim, viêm loét dạ dày;

– Hệ miễn dịch yếu;

– Các biến chứng mang thai gây nguy hiểm cho người mẹ và bào thai đang phát triển.

Dấu hiệu bạn bị suy thận mạn mà chẳng hề biết - 3

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN MẠN

Hiện nay, chưa có phương pháp chữa suy thận mạn. Tuy nhiên, có một số liệu pháp kiểm soát và làm giảm nguy cơ các biến chứng. Bệnh nhân bị bệnh thận mạn thường cần phải uống một lượng lớn thuốc. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Điều trị thiếu máu

Một số bệnh nhân bệnh thận bị thiếu máu sẽ cần truyền máu. Một bệnh nhân bị bệnh thận thường sẽ phải dùng chất bổ sung sắt, dưới dạng viên nén màu sulfate hàng ngày, hoặc đôi khi dưới dạng tiêm.

Cân bằng phốt phát

Những người bị bệnh thận có thể không thể loại bỏ phosphate khỏi cơ thể của họ. Bệnh nhân sẽ được khuyên giảm lượng phốt phát ăn vào – điều này thường có nghĩa giảm tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, thịt đỏ, trứng và cá.

Thuốc

– Thuốc kháng histamine, chẳng hạn như chlorphenamine, có thể giúp làm giảm các triệu chứng ngứa.

– Nếu chất độc tích tụ trong cơ thể do thận không hoạt động bình thường, bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn. Các loại thuốc như cyclizine hoặc metaclopramide giúp làm giảm các biến chứng.

– Thuốc NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid)

Phẫu thuật

Khi thận hoạt động ở mức dưới 10-15% dung tích bình thường. Các biện pháp được sử dụng cho đến nay – chế độ ăn kiêng, thuốc men và các biện pháp điều trị những nguyên nhân tiềm ẩn – không còn đủ nữa. Thận của bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối không thể theo kịp quá trình loại bỏ chất thải và chất thải riêng của họ – bệnh nhân sẽ cần chạy thận hoặc cấy ghép thận để sống sót.

Hầu hết các bác sĩ sẽ cố gắng trì hoãn việc chạy thận hoặc cấy ghép thận càng lâu càng tốt bởi vì họ có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Chạy thận

Chạy thận chính là phương pháp giúp loại bỏ lượng nước dư thừa, độc tố, muối và những chất thải trong cơ thể bị tích tụ ra ngoài. Đồng thời giữ lại một số chất như natri, bicarbonate, kali trong máu ở mức an toàn nhất. Bên cạnh đó, chạy thận nhân tạo còn có tác dụng như cân bằng huyết áp.

Cấy ghép thận

Ghép thận là một lựa chọn tốt hơn so với chạy thận. Mặc dù vậy, các bệnh nhân chờ đợi việc cấy ghép thận sẽ phải trải qua cuộc chạy thận cho đến khi họ nhận được một quả thận mới.

Người hiến thận và người nhận phải có cùng một loại máu, protein bề mặt tế bào và kháng thể, để giảm thiểu nguy cơ bị từ chối thận mới. Anh chị em ruột hoặc họ hàng rất gần là những người cho thận phù hợp nhất. Nếu không tìm được người cho thận, thì sẽ phải tìm đến những người hiến tạng.

PHÒNG NGỪA SUY THẬN MẠN

– Chế độ ăn: Chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc hoặc cá sẽ giúp huyết áp giảm.

– Hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên để duy trì mức huyết áp lành mạnh; nó cũng giúp kiểm soát các chứng bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường và bệnh tim.

– Không lạm dụng rượu và chất kích thích.

– Tránh tiếp xúc lâu dài với kim loại nặng, như chì. Tránh tiếp xúc lâu dài với nhiên liệu, dung môi, và các hóa chất độc hại khác.

Theo Thảo Phương (Dịch từ Mayoclinic)


Related articles
Bài viết cùng chuyên mục