.
.

Bí kíp ‘cứu cánh’ cho làn da khỏi bị tổn thương do ánh nắng


Nếu bạn bị cháy nắng, những nguyên liệu quen thuộc trong gia đình có thể làm dịu ngay cảm giác bỏng rát và hạn chế tổn thương nghiêm trọng hơn cho làn da.

 8 bí kíp giản đơn cứu cánh cho làn da khỏi bị tổn thương do ánh nắng

Dưới đây là một số mẹo nhỏ mà ai cũng có thể áp dụng để bảo vệ làn da trong mùa hè “nóng bỏng”:

Ngâm phần da bị cháy nắng trong sữa

Theo bác sĩ da liễu Francesca Fusco, New York, sữa có tác dụng xoa dịu ảnh hưởng của vết cháy nắng bởi chúng chứa chất béo, có độ pH thích hợp và được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp. Bạn có thể ngâm vải mềm với sữa lạnh sau đó đắp lên phần da bị cháy nắng. Sữa, trên thực tế, sẽ hình thành một lớp protein trên vùng da đó, làm giảm cảm giác bỏng rát và giúp vết thương bớt nhạy cảm.

Luôn có một hũ Vasaline để lạnh

Khi chăm sóc phần da bị thương tổn dưới tác động của nhiệt và tia cực tím, bạn cần đặc biệt lưu ý giữ độ ẩm thích hợp cho nó. Việc này sẽ giúp giảm đau và kích thích quá trình tái tạo da.

Bạn có thể đặt một hũ Vaseline trong tủ lạnh trong thời gian vài phút. Nhiệt độ thấp của kem bôi sẽ làm dịu vết cháy nắng cũng như đẩy nhanh quá trình tự lành của da.

Dùng aspirin

Khi hoạt động dưới cái nắng gay gắt trong thời gian dài, vùng da mặt, môi, ngón tay của bạn có thể chịu tổn thương nhiều do tác động của nhiệt độ, tia UV. Đây là những vùng da mỏng, nhạy cảm nên bác sĩ Fusco khuyên rằng: “Với những vùng da như môi, ngón tay, bạn nên có kem bôi đặc thù. Trước hết, hãy hòa tan một viên aspirin trong lượng nước vừa đủ để khiến nó sệt lại rồi bôi lên phần da chịu ảnh hưởng.”

Nhớ đừng liếm môi trong quá trình sử dụng bởi lúc này aspirin đã bị hòa tan có vị rất đắng. Sau khoảng 5 phút, rửa sạch phần kem đã bôi. Trong thời gian chờ thuốc phát huy tác dụng, bạn cũng có thể uống một viên aspirin để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nếu chưa có kem kháng khuẩn, hãy dùng sữa chua

Sữa chua Hy Lạp là một liệu pháp trị cháy nắng công dụng không kém lô hội. Từ lâu, người ta đã biết đến loại thực phẩm này với khả năng hạ nhiệt vết bỏng tức thời cũng như cung cấp lượng nước vừa đủ khi được dùng cho vùng da bị tổn thương.

Hơn thế nữa, tính kháng khuẩn của sữa chua cũng ngăn ngừa vi sinh vật phát triển tại vùng da bị bỏng, từ đó, hạn chế nhiễm trùng và cảm giác ngứa ngáy.

Dùng túi lọc trà trị cháy nắng là một lựa chọn sáng suốt

Theo tiến sĩ Jessica Krant, một chuyên gia da liễu làm việc tại New York, “đắp bã trà là một phương pháp điều trị lâu đời bởi hoạt chất kháng khuẩn, chống oxy hóa trong trà giúp da bị tổn thương lành nhanh hơn.” Cách làm cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần ngâm một túi trà, trà hoa cúc chẳng hạn, sau đó dùng trực tiếp túi trà hoặc bọc nó trong khăn rồi áp vào vết cháy nắng.

Mật ong – loại thực phẩm muôn vàn công dụng

Mật ong hoạt động giống như một loại “thuốc” tự nhiên khi được bôi lên vết bỏng hay vết cháy nắng. Các nhà khoa học cho rằng bạn nên kết hợp mật ong với các loại kem kháng khuẩn nhằm tăng tốc độ lành da, giảm viêm nhiễm và giảm đau.

Baking soda – “thần dược” cho làn da cháy nắng

Đến giờ có lẽ bạn đã nhận ra ngâm rửa trong nước mát là cách trị bỏng hay cháy nắng hiệu quả nhất bởi nó giúp xoa dịu vết thương và cấp nước cho da. Và, nếu muốn đẩy nhanh tiến trình hồi phục, hãy ngâm vùng da bị thương trong dung dịch baking soda (thuốc muối).

Dù ban đầu khi mới ngâm, bạn sẽ có cảm giác khá rát ở vùng da cháy nắng nhưng thực sự, baking soda cực kỳ có tác dụng trong việc giảm ngứa ngáy và kháng khuẩn.

Dưa chuột – “chiến binh” làm đẹp không nên bỏ qua

Với thuộc tính kháng khuẩn vốn có, dưa chuột được các chị em cực kỳ tin dùng trong quá trình làm đẹp. Thậm chí, chúng còn có chất chống oxy hóa và thành phần giảm đau. Hãy tận dụng các lợi thế nói trên bằng cách làm lạnh và nghiền nhuyễn 2 quả dưa chuột thành hỗn hợp mịn. Bôi hỗn hợp đó lên vùng da bị cháy nắng hay khô nẻ để chăm sóc và chữa lành chúng nhanh hơn.

Theo RD / Theo Nhịp sống kinh tế



Bài viết cùng chuyên mục