.
.

Không hút thuốc lá mà vẫn bị ung thư phổi, chuyên gia xác nhận đây chính là “thủ phạm”


Các tác nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm khói bụi xe, nhà máy điện, bếp lò và các nguồn khác có thể phát tán các hạt nhỏ vào không khí, góp phần tăng nguy cơ ung thư phổi.

 Không chỉ những người hút thuốc lá mới có nguy cơ bị ung thư phổi, khoảng 20% trường hợp bị ung thư phổi không liên quan đến thuốc lá.

Bác sĩ Vicent Lam, bác sĩ chuyên khoa ung thư phổi tại Trung tâm Ung thư MD Anderson, Đại học Texas tại Houston cho biết, có sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng mắc ung thư phổi, những người bị ung thư phổi không hút thuốc có xu hướng trẻ hơn những người hút thuốc (và đã từng hút thuốc) mắc bệnh và thường là phụ nữ.

Các khối u ở 2 nhóm đối tượng này cũng có khuynh hương đột biến di truyền khác nhau. Khoảng ½ khối u ở những người chưa bao giờ hút thuốc mắc ung thư phổi có đột biến có thể được nhắm mục tiêu bởi các loại thuốc mới. Điều này giải thích tại sao những người không hút thuốc bị ung thư phổi thường sống lâu hơn những người hút và từng hút thuốc mắc bệnh.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiến hành thử nghiệm và tìm tòi các yếu tố khác góp phần tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá. Cho đến thời điểm hiện tại, đây là những yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư phổi ngoài thuốc lá:

1. Radon

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ xác định, Radon là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi sau hút thuốc lá. Khí gas Radon – một sản phẩm phụ của uranium phân huỷ thường vô hại, có thể được tìm thấy trong không khí xung quanh chúng ta.

Chúng chỉ nguy hiểm khi đến từ các loại khí phóng xạ như trong các hầm mỏ và tầng hầm ở một số tòa nhà. Tuy nhiên, bạn cũng phải tiếp xúc với chúng trong thời gian dài mới có khả năng bị bệnh. Khí radon thường không màu, không mùi, cách duy nhất để nhận biết là dùng các dụng cụ kiểm tra.

Không hút thuốc lá mà vẫn bị ung thư phổi, chuyên gia xác nhận đây chính là thủ phạm - Ảnh 1.

2. Khói thuốc

Khoảng 15-30% trường hợp mắc ung thư phổi ở những người không hút thuốc có thể là do khói thuốc (hít thuốc lá thụ động). Hút thuốc lá thụ động là khi một người không hút thuốc hít phải khói thuốc lá hoặc xì gà của người khác.

May mắn thay, hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giúp giảm sự tiếp xúc với khói thuốc gián tiếp. Tiến sĩ Ahmedin jemal, phó chủ tich Nghiên cứu Dịch vụ Y tế tại Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ tại Atlanta cho biết: “Đây chính là nguyên nhân chúng ta cấm hút thuốc trong các nhà hàng, công sở và công viên”.

Ngoài ra, nhóm đối tượng dễ bị ung thư phổi dù không hút thuốc lá còn bao gồm cả những người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ thời thơ ấu.

3. Amiang

Amiang là một nhóm khoáng chất có trong nhiều vật liệu xây dựng cũng như bộ phận ô tô, tàu thuyền. Các nghiên cứu đã xác định amiang có liên quan đến nguy cơ ung thư phổi nên loại nguyên liệu này ngày càng được hạn chế sử dụng hơn.

Những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nếu làm việc trong môi trường các ngành công nghiệp nặng như xây dựng, đặc biệt nếu công việc có liên quan đến quá trình tiêu hủy amiang.

Không hút thuốc lá mà vẫn bị ung thư phổi, chuyên gia xác nhận đây chính là thủ phạm - Ảnh 2.

4. Ô nhiễm không khí

Các tác nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm khói bụi xe, nhà máy điện, bếp lò và các nguồn khác có thể phát tán các hạt nhỏ vào không khí, góp phần tăng nguy cơ ung thư phổi.

Năm 2013, cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) tuyên bố, không khí ngoài trời liên quan đến nguy cơ ung thư phổi và ung thư bàng quang.

5. Bức xạ ở ngực

Những người đã được xạ trị ở ngực (thường là phương pháp điều trị với một loại ung thư nào đó), cũng có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn ngay cả khi họ không hút thuốc.

“Những phụ nữ từng bị ung thư vú hoặc những bệnh nhân trẻ tuổi bị ung thư hạch Hodgkins có nguy cơ rất cao bị ung thư phổi, nhưng các trường hợp này không phổ biến”, TS Lam cho biết.

Không hút thuốc lá mà vẫn bị ung thư phổi, chuyên gia xác nhận đây chính là thủ phạm - Ảnh 3.

6. Đột biến gen

Ngoài những khác biệt di truyền giữa các khối u ở người bị ung thư phổi không hút thuốc hoặc có hút thuốc so với những người không hút, các nhà nghiên cứu cũng đang tiến hành tìm kiếm sự khác biệt về gen.

7. Ô nhiễm không khí trong nhà

Theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 3 tỷ người trên thế giới đang nấu ăn và sưởi ấm bằng các nhiên liệu rắn (gỗ và than) hoặc bằng lửa. Đun nấu trong môi trường kém thoáng khí dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà, góp phần tăng nguy cơ ung thư phổi.

Phụ nữ và trẻ em có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí trong nhà do sự tiếp xúc với lửa nấu ăn và nhiều thời gian ở trong nhà. Các nước có thu nhập thấp trên thế giới như ở các vụng nông thôn Trung Quốc thường là nơi có mức ô nhiễm không khí trong nhà cao.

Theo Tri thức trẻ



Bài viết cùng chuyên mục