Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), tại đất nước này hiện có khoảng 85 triệu người bị cao huyết áp – cứ 3 người trên 20 tuổi lại có 1 người mắc bệnh này.
Cao huyết áp là chứng bệnh không chỉ thấy ở người trung niên, cao tuổi mà ngay cả những người trẻ cũng có thể mắc. Vậy cao huyết áp là gì? Làm thế nào để chữa cao huyết áp?
HUYẾT ÁP CAO LÀ GÌ?
Huyết áp cao, hay cao huyết áp, xảy ra khi huyết áp của bạn tăng cao và chạm ngưỡng “không lành mạnh”.
Các động mạch hẹp giúp tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, khi động mạch càng hẹp thì huyết áp lại càng cao. Về lâu dài, áp lực gia tăng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả bệnh tim.
Cao huyết áp thường phát triển trong vòng vài năm. Thông thường, bạn sẽ không nhận thấy bất kì triệu chứng nào. Nhưng dù nó không biểu hiện ra, thì bệnh cao huyết áp vẫn đang âm thầm gây tổn thương mạch máu và các cơ quan như não, tim, mắt và thận.
Việc phát hiện bệnh cao huyết áp sớm là vô cùng quan trọng. Thường xuyên cập nhật tin tức và đi khám định kì về căn bệnh này sẽ giúp bạn khám phá ra những thay đổi bất thường một cách nhanh chóng. Nếu huyết áp của bạn tăng cao, bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi huyết áp trong vòng vài tuần để xem nó có tiếp tục tăng hay sẽ trở lại mức bình thường.
NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
Có hai loại gây ra bệnh cao huyết áp.
Cao huyết áp nguyên phát
Loại tăng huyết áp này phát triển theo thời gian, nguyên nhân vẫn đang được tìm hiểu. Hầu hết mọi người đều có thể gặp phải loại huyết áp cao này. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ cơ chế khiến cho huyết áp tăng của loại cao huyết áp thiết yếu, tuy nhiên, họ cho rằng khi các yếu tố sau kết hợp lại có thể gây ra căn bệnh này :
– Gen;
– Thay đổi thể chất;
– Ảnh hưởng từ môi trường.
Cao huyết áp cũng có thể do di truyền. (Ảnh minh họa)
Cao huyết áp thứ phát
Thường có diễn biến nhanh chóng và có thể trở nên trầm trọng hơn nhiều so với bệnh huyết áp nguyên phát. Các nguyên nhân thường gặp gây tăng huyết áp thứ phát bao gồm:
– Bệnh thận;
– Chứng khó thở khi ngủ;
– Khuyết tật tim bẩm sinh;
– Tuyến giáp có vấn đề;
– Tuyến thượng thận gặp trục trặc;
– Có khối u nội tiết;
– Tác dụng phụ của thuốc;
– Lạm dụng rượu trong thời gian dài;
– Sử dụng chất kích thích.
TRIỆU CHỨNG BỆNH CAO HUYẾT ÁP
Huyết áp tăng cao thường không có dấu hiệu cụ thể hoặc biểu hiện không rõ ràng. Nhiều người thậm chí còn không gặp bất kì triệu chứng nào. Có thể mất nhiều năm thì bệnh cao huyết áp mới phát triển đến mức nghiêm trọng để các triệu chứng trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, đôi khi người ta vẫn nhầm lẫn những dấu hiệu của cao huyết áp với các căn bệnh khác và bỏ qua điều trị.
Các triệu chứng của cao huyết áp bao gồm:
– Đau đầu;
– Khó thở;
– Chảy máu cam;
– Chóng mặt;
– Tức ngực;
– Thay đổi thị giác;
– Tiểu ra máu.
Khi gặp những triệu chứng trên, bệnh nhân cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Chúng có thể không phải là dấu hiệu của bệnh cao huyết áp, nhưng “phòng còn hơn chống”, một khi bệnh cao huyết áp gây ra những triệu chứng này, cơ hội sống sót của bệnh nhân là vô cùng thấp.
Những biến chứng thường gặp
Bởi vì cao huyết áp luôn âm thầm phát triển, vậy nên nó có thể gây tổn thương cho cơ thể trong nhiều năm trước khi các triệu chứng trở nên rõ ràng. Nếu cao huyết áp không được điều trị, bạn có thể phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Các biến chứng của cao huyết áp bao gồm những điều sau đây:
Các động mạch bị hư
Các động mạch nếu khỏe mạnh sẽ giúp máu lưu thông tốt và không bị cản trở. Tuy nhiên nếu bị tăng huyết áp thì các động mạch trở nên cứng cáp, chặt chẽ hơn và ít co dãn. Điều này làm cho chất béo trong thức ăn dễ dàng tích tụ trong động mạch và hạn chế lưu lượng máu, có thể dẫn đến tăng huyết áp, tắc nghẽn, và cuối cùng là đau tim và đột quỵ.
Các bệnh về tim
Tăng huyết áp làm cho tim bạn hoạt động quá sức. Áp lực gia tăng trong mạch máu sẽ làm cơ tim phải bơm nhiều hơn và tốn sức hơn.
Điều này có thể gây ra hiện tượng tim bị giãn nở. Một trái tim bị giãn quá mức sẽ làm tăng những nguy cơ sau:
– Suy tim;
– Loạn nhịp;
– Đột tử do tim;
– Đau tim.
Ảnh hưởng đến não bộ
Bộ não của bạn hoạt động bình thường nhờ vào máu có chứa oxy được truyền đến. Huyết áp cao có thể làm giảm cung cấp máu đến não.
Sự tắc nghẽn việc chuyển máu đến não được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIAs). Sự tắc nghẽn đáng kể của dòng máu có thể khiến tế bào não chết, khi đó sẽ xảy ra hiện tượng đột quỵ.
Tăng huyết áp không kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng học, ghi nhớ, nói chuyện và suy đoán. Điều trị tăng huyết áp thường không xoá bỏ hoàn toàn những hiện tượng trên được. Tuy nhiên, nó làm giảm rủi ro cho các vấn đề trong tương lai.
Cao huyết áp có thể dẫn tới các bệnh về tim mạch, não bộ. (Ảnh minh họa)
ĐIỀU TRỊ BỆNH CAO HUYẾT ÁP
Điều trị cao huyết áp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mức độ nghiêm trọng của nó, các nguy cơ liên quan đến đột quỵ hoặc bệnh tim mạch, bệnh tật,…
Trường hợp huyết áp tăng nhẹ
Bác sĩ có thể gợi ý một số thay đổi lối sống nếu huyết áp chỉ tăng nhẹ và nguy cơ phát triển bệnh tim mạch được coi là nhỏ.
Huyết áp tăng cao
Nếu huyết áp cao và các bác sĩ tin rằng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch trong 10 năm tới là trên 20% thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc và khuyên thay đổi lối sống. Một số loại thuốc chữa trị:
– Nhóm thuốc lợi tiểu;
– Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương;
– Nhóm thuốc chẹn beta;
– Nhóm thuốc đối kháng canxi;
– Nhóm thuốc ức chế men chuyển.
Cao huyết áp trầm trọng
Nếu huyết áp đạt từ 180/110 mmHg trở lên, bác sĩ sẽ chuyển bệnh nhân sang chuyên khoa.
PHÒNG BỆNH CAO HUYẾT ÁP
– Bổ sung thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống;
– Điều chỉnh khẩu phần ăn;
– Cắt giảm đường;
– Đặt mục tiêu giảm cân;
– Theo dõi huyết áp thường xuyên.
Theo Hoàng Lan ( Dịch từ Healthline)