Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức Cancer Research UK, tỉ lệ nam giới chết vì ung thư cao hơn phụ nữ đến 36%.
Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm. Nó có thể cướp đi tính mạng của chúng ta trong khoảng thời gian rất ngắn. Ung thư không chỉ là một bệnh mà là nhiều bệnh bởi nó có rất nhiều loại ung thư khác nhau.
Dễ dàng nhận thấy là hiện nay tình trạng mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Cancer Research UK, mỗi năm có đến 179.000 người đàn ông và 173.000 phụ nữ được chẩn đoán ung thư. Từ số liệu đó, chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở nam giới cao hơn nữ giới.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí British Journal of Cancer, tỷ lệ đàn ông tử vong vì căn bệnh này là khoảng 36%, cao hơn nhiều so với số liệu thống kê ở phụ nữ. Lý do là gì?
Lảng tránh, không chịu đi khám bệnh
Một trong những lí do quan trọng khiến nam giới dễ mắc và tử vọng vì bệnh ung thư hơn so với phụ nữ bởi vì sự chủ quan. Một nghiên cứu được tiến hành trên 2.300 người với 15 loại ung thư khác nhau đã cho thấy nam giới có nhiều khả năng trì hoãn việc đi bệnh viện kiểm tra.
Phụ nữ thường rất để tâm tới những dấu hiệu bất ổn về sức khỏe nên họ dễ phát hiện ra bệnh. Trong khi nam giới thường không mấy nhận thức được những triệu chứng của bệnh. Và sau khi chẩn đoán bệnh, thay vì lảng tránh bác sĩ như đàn ông, phụ nữ sẽ có xu hướng tìm đến bác sĩ để điều trị.
Một nghiên cứu được tiến hành trên 2.300 người với 15 loại ung thư khác nhau đã cho thấy nam giới có nhiều khả năng trì hoãn việc đi bệnh viện kiểm tra.
Tiến sĩ John Chisholm, chủ tịch diễn đàn Sức khoẻ Nam giới, cho biết “Ung thư da là một trong những loại ung thư thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới, thế nhưng vẫn có nhiều đàn ông chết vì căn bệnh này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, một phần là vì nam giới không cảnh giác với những triệu chứng của bệnh”.
Các nhà nghiên cứu cho biết lí do khiến nam giới trì hoãn đi kiểm tra sức khỏe là vì họ lo lắng trước kết quả có thể xảy ra. Theo số liệu từ Tổ chức chăm sóc bệnh nhân ung thư Macmillan, 50% nam giới khi phát hiện mắc bệnh thường lo âu, trầm cảm hơn so với nữ giới và điều đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của họ.
Peter Jackson, 55 tuổi, huấn luyện viên bóng đá tại thành phố Lincoln, là một ví dụ điển hình vì sự trì hoãn việc khám bệnh. Khi phát hiện mắc bệnh ung thư vòm họng vào năm 2008, ông tuyệt vọng, không muốn chữa trị và chỉ nhận được sự hỗ trợ duy nhất từ vợ mình. May mắn thay, ông có một người vợ tuyệt vời và đến nay, ông đã khỏi bệnh.
Đó là lí do mà kết quả ban đầu từ một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Oncology năm 2013 cho thấy nam giới đã lập gia đình có xu hướng sống lâu hơn những người độc thân sau khi chẩn đoán ung thư, một phần là do sự hỗ trợ tinh thần của người vợ.
Peter Jackson, 55 tuổi, huấn luyện viên bóng đá tại thành phố Lincoln, là một ví dụ điển hình vì sự trì hoãn việc khám bệnh
Điều kiện chữa trị y tế chưa đầy đủ
Ngoài lí do chủ quan trên thì hệ thống y tế cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong cao như vậy. Theo một nghiên cứu được tiến hành trên 1.000 nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt tại châu Âu vào năm 2013, 8/10 người mắc bệnh không được hỗ trợ về mặt tâm lý sau điều trị.
Tiến sĩ Frances Goodhart tại Cancer Survivor’s Companion (Anh) cho biết “Hiện nay tất cả các dịch vụ chủ yếu tập trung vào cho phụ nữ. Các bằng chứng đều chỉ ra rằng phụ nữ dễ dàng chấp nhận và nói ra những vấn đề của bản thân hơn là nam giới. Trong khi đó, nam giới dường như ngại ngùng khi chia sẻ về bệnh”.
Từ nghiên cứu của Tổ chức Cancer Research UK, để phòng tránh bệnh và hạn chế tối đa trường hợp tử vong, nam giới cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của chính bản thân mình. Tốt nhất, mọi người nên tránh có những thói quen không tốt như hút thuốc, uống rượu bia hay ăn uống không lành mạnh.